Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

GD&TĐ - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, việc bổ sung kế hoạch ngân sách trung ương.

Phiên họp thứ 10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Phiên họp thứ 10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Tiếp tục phiên họp thứ 10, ngày 25/4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trình bày báo cáo và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội báo cáo thẩm tra, sau đó Uỷ ban Thường vụ sẽ tiến hành thảo luận về nội dung này.

Cùng với đó, Uỷ ban Thường vụ sẽ cho ý kiến về việc bổ sung kế hoạch ngân sách trung ương năm 2022 (phương án điều hòa vốn Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội và vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nếu Chính phủ kịp trình). Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan trình và Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội tiến hành thẩm tra.

Cùng ngày, Uỷ ban Thường vụ cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”.

Sau khi Đoàn giám sát trình bày báo cáo, đại diện cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát phát biểu ý kiến (nếu có), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành thảo luận về nội dung này.

Sang ngày 26/4, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp Quốc hội và việc sửa đổi, bổ sung Nội quy kỳ họp Quốc hội. Đề án do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình, và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc báo cáo thẩm tra.

Cũng tại phiên họp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 (trong đó có báo cáo kết quả xử lý nợ hằng năm theo Nghị quyết số 94/2019/QH14) và báo cáo tài chính nhà nước năm 2020. Nội dung này sẽ do lãnh đạo Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước trình, sau đó Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến.

Theo Tiền phong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.