Giới thiệu khoa học về hạnh phúc đến với sinh viên
Trong mùa hè này, lần đầu tiên trong khóa học Tâm lý học về Tăng trưởng và Phát triển Con người, tiến sĩ Azadeh Aalai – trợ lý giáo sư về tâm lý học tại trường Cao đẳng Cộng đồng Queensborough ở New York, Mỹ, đồng thời là cựu phó giáo sư tại Đại học George Washington đã quyết định giới thiệu cho các bạn sinh viên của mình về vấn đề nghiên cứu khoa học về hạnh phúc.
Động lực và ý tưởng để cô thực hiện điều này đến khi cô đang chuẩn bị bài thuyết trình về phong cách làm cha mẹ, và cô nhận thấy rằng các bậc cha mẹ, trong vai trò là người chăm sóc cho con cái, luôn xác định hạnh phúc của con là mục tiêu cuối cùng của mình, mặc dù họ có thể đưa ra những thay đổi trên con đường đi để hướng tới mục đích cuối cùng này.
Chính điều này khiến cô nảy ra suy nghĩ rằng liệu khám phá khoa học về hạnh phúc với các sinh viên trong lớp mình, thực sự nhìn vào thực tế những biến số nào trong cuộc sống liên quan, ảnh hưởng đến hạnh phúc liệu có thú vị không đây? Cho nên cô đã quyết định đặt ra vấn đề nghiên cứu khoa học về hạnh phúc với các bạn sinh viên của mình, để họ có thể tiếp xúc, hiểu và có cái nhìn về vấn đề này, đồng thời cũng tìm ra con đường, cách thức dẫn tới hạnh phúc cho chính bản thân mình.
Về mặt lịch sử, lâu nay đã luôn tồn tại một sự thiên vị trong lĩnh vực tâm lý học, khiến các nhà tâm lý học tập trung nhiều vào các vấn đề bệnh học hơn là vấn đề hạnh phúc, do đó, đối với những vấn đề quá dài dòng như điều gì tạo nên hạnh phúc, hay làm thế nào để có được hạnh phúc đã bị để qua một bên hoặc thậm chí bị bỏ qua gần như hoàn toàn; trong khi tìm kiếm và đạt được hạnh phúc mới thực sự là điều quan trọng đối với số đông mọi người.
Khi tiến sĩ Azadeh bắt tay vào triển khai bài thuyết trình đầu tiên trong bài giảng khoa học về hạnh phúc này của mình, cô đã gặp được cả sự nhiệt tình và hoài nghi đến từ các bạn sinh viên trong lớp học.
Nhiệt tình bởi vì các bạn sinh viên đều rất mong muốn được thảo luận, tranh luận, phân tích và khám phá những con đường dẫn tới hạnh phúc; còn hoài nghi là bởi vì có những khi những gì các nghiên cứu thực nghiệm đã khám phá, chỉ ra về hạnh phúc lại khó có thể khiến cho các sinh viên của cô thực sự tin tưởng.
Ví dụ khi tiến sĩ Azadeh chia sẻ rằng có nghiên cứu cho thấy bổ sung thêm một giờ vào giấc ngủ mỗi đêm sẽ đóng góp tích cực cho hạnh phúc hàng ngày của một người hơn là tăng thêm 60.000 đô la Mỹ (theo báo cáo của Rubin, 2009), đáp lại, một sinh viên đã cười nhạo rằng: “Chính xác là họ đã hỏi ai để cho ra những kết quả này cơ chứ?”, vì thêm một giờ ngủ mỗi đêm lại khiến người ta hạnh phúc hơn có thêm 60.000 đô la Mỹ, điều này quá khó tin đối với họ.
Vấn đề này thực sự đã dẫn đến một cuộc tranh luận sôi nổi, khi cô khuyến khích sinh viên của mình cân nhắc, xem xét số lượng tích lũy của những giờ ngủ thiếu và tác động của nó lên hạnh phúc và sự vui vẻ.
Thêm vào đó, cô và cả lớp bắt đầu khám phá sự phân biệt giữa việc tìm kiếm niềm vui, hoặc là những khoảnh khắc vui vẻ chóng vánh có thể đạt được từ một khoản tiền thưởng lớn, hoặc là sinh ra những cảm giác hạnh phúc không ổn định, và những dạng hạnh phúc lâu dài hơn đòi hỏi kỷ luật và những sở thích mang phong cách sống cao hơn – cũng bao gồm các hành vi liên quan đến giấc ngủ. Cả hai loại trải nghiệm nghiệm này đều có thể được mô tả là hạnh phúc, mặc dù một cái thì mang tính thoáng qua và không lâu dài và ổn định bằng cái kia.
Con đường để sinh viên phát triển mạnh hơn con đường giáo dục đại học
Việc giới thiệu cho sinh viên những cách thức thực tế mà ngay chính sự lựa chọn hàng ngày của họ có thể tác động đến hạnh phúc của chính mình, khiến họ hạnh phúc nhiều hơn hoặc ít hơn, đã bắt đầu tạo ra một trong những phản ứng tham gia tích cực và nhiệt tình nhất từ lớp học của cô.
Mọi người trong lớp đều có thể liên quan trực tiếp đến việc theo đuổi hạnh phúc này, và khi cô và các sinh viên của mình mổ xẻ những phát hiện thực nghiệm, họ bắt đầu liên kết chúng lại với những câu hỏi, những vấn đề về cách trẻ em đang được nuôi dưỡng trong nền văn hóa hiện đại và những loại giá trị hay thông điệp về hạnh phúc nào đang được truyền đạt đến cho trẻ em ngày nay, một cách cố ý hoặc vô tình.
Chẳng hạn, hầu hết các sinh viên không quá ngạc nhiên khi nghe nói rằng hạnh phúc và sự giàu có không có mối tương quan trực tiếp, hoặc thậm chí là mối tương quan có thể dự đoán được. Tuy nhiên, đồng thời, các bạn sinh viên cũng rất thành thật chia sẻ rằng các bạn tưởng tượng được mình sẽ hạnh phúc hơn khi có nhiều tiền trong túi hơn, cũng như rất nhiều những người khác trong xã hội ngày nay vậy.
Vậy tại sao trong xã hội, tất cả chúng ta đều tham gia vào việc theo đuổi không ngừng những mục đích vật chất nếu thực tế chúng không phải là con đường mà chúng ta có thể đoán được là sẽ mang lại vui vẻ và hạnh phúc cho mình?
Việc tiến sĩ Azadeh chia sẻ những kinh nghiệm này với các sinh viên của mình là để các bạn sẽ có thể phát triển mạnh hơn trong môi trường giáo dục đại học, các bạn cần phải có khả năng sử dụng những gì giảng viên đã dạy cho mình, không chỉ là trong bối cảnh học thuật hay để làm giàu thêm kiến thức, mà còn theo cách thực tiễn để làm phong phú thêm cho cuộc sống của các bạn bên ngoài lớp học nữa.
Đặc biệt, trong môi trường đại học cộng đồng nơi tiến sĩ Azadeh dạy toàn thời gian như ở đây, nhân khẩu học (các đặc điểm về dân cư bao gồm chủng tộc, độ tuổi, thu nhập, trình độ giáo dục, tình trạng sở hữu tài sản,…) của trường rất đa dạng, các sinh viên của trường cũng có rất nhiều nhu cầu khác, và họ đang tìm kiếm những kiến thức, kỹ năng mà họ có thể áp dụng được cho nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của mình.
Trong bối cảnh của một khóa học về tâm lý học, các giảng viên có thể đặt ra, đưa cho sinh viên của mình để xây dựng kỹ năng cơ bản gì hơn là hướng cho họ cách sống thế nào để có thể nâng cao hạnh phúc của chính họ đây? Chao ôi, đây chính là nơi mục tiêu của các nhà giáo và các bậc cha mẹ hội tụ, khi mà họ đều đang tìm kiếm hạnh phúc của những người mà họ được giao nhiệm vụ hướng dẫn đi qua tuổi trường thành.