Dưới đây là 11 bí mật của các bậc phụ huynh giúp con mình trở thành người hạnh phúc.
Dành thời gian cùng nhau. Các bậc phụ huynh hiện đại thường rất bận rộn. Khi chúng ta mệt mỏi, cách đơn giản nhất để con không quấy rầy là bật TV cho con xem. Tuy nhiên, có những hoạt động mà cả con bạn và bạn đều thấy thú vị. Trẻ em có thể quên những gì bạn mua cho chúng nhưng chúng không bao giờ quên thời gian bạn và chúng chơi với nhau.
Ví dụ, người ta đã chứng minh rằng một mối quan hệ ấm áp với người cha có ảnh hưởng tích cực tới khả năng tạo dựng những mối quan hệ sâu sắc và vui vẻ của trẻ khi lớn lên.
Thưởng thức các bữa ăn gia đình. Các nhà khoa học đã kết luận rằng việc thường xuyên có những bữa ăn gia đình sẽ liên quan trực tiếp tới việc giảm tỷ lệ thiếu niên bị suy sụp và có tư tưởng về tự sát.
Những trẻ em thường xuyên ăn cùng gia đình cũng có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống so với những trẻ khác. Ăn chung bữa với nhau là một cơ hội tốt để người lớn gần gũi trẻ hơn, chỉ cần bạn nhớ tắt TV đi.
Dạy con biết quan tâm. Việc dạy trẻ quan tâm tới người khác và có thái độ biết ơn với những người giúp đỡ mình là điều rất quan trọng. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường thể hiện lòng biết ơn thường là những người hay giúp đỡ, giàu tình cảm và biết tha thứ. Do đó, họ sẽ là những người hạnh phúc và mạnh khỏe hơn.
Dạy con biết phân tích và đối mặt với các vấn đề. Việc liên tục kiểm soát sẽ dẫn đến một mối quan hệ đổ vỡ trong tương lai. Hãy tin tưởng con và để cho chúng tự có quyết định của mình. Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ bé như để con chọn quần áo mặc, chọn món ăn sáng. Như vậy, con bạn sẽ dần dần trở nên độc lập và hiểu mình thực sự cần gì trong cuộc sống. Hãy chú ý lắng nghe con nếu con quyết định chia sẻ những vấn đề với bạn và giúp chúng có sự lựa chọn tốt nhất.
Giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp. Các nhà khoa học tại Đại học Pennsylvania và Đại học Duke đã nghiên cứu 700 trẻ em cho tới khi chúng 25 tuổi. Họ thấy rằng những trẻ mẫu giáo hòa đồng, hợp tác với bạn bè có cơ hội vào đại học và có việc làm ổn định cao hơn.
Những trẻ có những vấn đề về phát triển kỹ năng giao tiếp thường hay phạm tội và say xỉn.
Ít khi bị stress. Những nghiên cứu chỉ ra rằng cảm giác và tình trạng cảm xúc của mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới những thành viên trong gia đình. Những phụ huynh bị stress sẽ khó có thể làm con cái họ vui vẻ.
Cải thiện mối quan hệ với con. Bọn trẻ học về sự quan tâm và tôn trọng khi chúng cũng được đối xử như vậy. Khi cảm nhận được tình yêu của cha mẹ, trẻ sẽ gắn bó với cha mẹ. Sự gắn bó này giúp trẻ trân trọng mọi thứ và học tập nhanh hơn. Hãy dành thêm thời gian quý báu với con: đọc sách trước khi đi ngủ, nói chuyện với con và lắng nghe con bất kỳ khi nào chúng chia sẻ những vấn đề với bạn.
Không mắng và đánh trẻ. Đánh trẻ không bao giờ có tác dụng để giải quyết vấn đề cư xử của trẻ. Thay vào đó, trẻ sẽ tìm ra những cách mới để tránh bị phạt. Những đứa trẻ như vậy sẽ trở thành kẻ nói dối để đạt được mục đích của mình. Ngược lại, những trẻ em không bao giờ phải trải qua sự bạo lực về cảm xúc sẽ ít bị trầm cảm, có xu hướng kiểm soát được cảm xúc của mình và có trí nhớ tốt hơn.
Làm gương cho con. Trong những năm 60 của thế kỷ trước, một nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) cho thấy có 3 cách nuôi dạy con chủ yếu: Dễ dãi, độc tài và có thẩm quyền. Cha mẹ của những trẻ em hạnh phúc thường chọn cách thứ 3: con cái họ tôn trọng người lớn chứ không cảm thấy “nghẹt thở” vì quyền lực của họ.
Để trẻ tôn trọng và tin tưởng chúng ta, bạn cần hiểu rằng chính chúng ta cũng mắc sai lầm và thiếu sót. Chúng ta cần trung thực , công bằng tôn trọng quan điểm của trẻ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là lúc nào cũng phải hoàn hảo.
Không phán xét và có thái độ khuyến khích con. Giống như người lớn, trẻ em suy nghĩ về thành công theo 2 cách: Thứ nhất, chúng cho rằng tính cách, trí thông minh và sáng tạo không thể thay đổi. Cách duy nhất để đạt thành công là tránh thất bại bằng mọi giá. Thứ 2, coi thất bại là cơ hội để thể hiện kỹ năng và khả năng của một người.
Để khuyến khích trẻ phát triển một lối suy nghĩ, bạn đừng bao giờ nói rằng chúng thành công chỉ bởi vì chúng có khả năng tự nhiên. Thay vào đó hãy đánh giá những nỗ lực của trẻ.
Giúp trẻ đương đầu với cảm xúc tiêu cực. Thật không may là trẻ em không sinh ra cùng với khả năng kiểm soát cảm xúc của mình. Chúng cần chúng ta giúp trẻ học cách làm điều này. Nó sẽ bảo vệ được trẻ trong các mối quan hệ tương lai khi bị tức giận, ghen tị và những cảm giác tiêu cực khác. Cố gắng giúp con hiểu về cảm xúc của mình và nói những cảm xúc đó ra. Chỉ cho chúng một mẹo đơn giản để đối phó với cảm xúc đang dâng trào: con cần dừng lại vài giây, hít thở sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng rồi đếm tới 5.