Đã có gần 46.500 người tiêm vắc xin COVID-19

GD&TĐ - Sáng 30/3, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho bIết, tính đến hiện tại Việt Nam đã có gần 46.500 người tiêm vắc xin COVID-19 tại 19 tỉnh, thành phố.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo số liệu của Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, tính đến 16h ngày 29/3/2021, có thêm 1.276 người được tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại 07 tỉnh/TP, cụ thể như sau:

- Tỉnh Hải Dương: 414

- TP. Hải Phòng: 212

- Tỉnh Hòa Bình: 12

- Tỉnh Bắc Giang: 164

- Tỉnh Hà Giang: 168

- Tỉnh Điện Biên: 194

- TP. Hồ Chí Minh: 112

Như vậy tổng số người được tiêm vắc xin phòng COVID-19 từ ngày 08-29/3/2021 là 46.416 người.

Đây là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Tại buổi tiếp và làm việc với ông Jonh MacArthur - Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) và ông Mathew Moore - Quyền giám đốc quốc gia của CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam chiều ngày 29/3, liên quan đến vấn đề vắc xin phòng chống dịch COVID-19, GS.TS Nguyễn Thanh Long thông tin, Bộ Y tế đã và đang nỗ lực để có thể tiếp cận được vắc xin COVID-19 bằng nhiều cách khác nhau, cả tăng cường đàm phán, tìm kiếm nguồn cung bên ngoài và đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển trong nước.

Tuy nhiên, việc tiếp cận vắc xin của các nước ASEAN rất khó khăn, trong khi đó tình hình dịch trong khu vực phức tạp, nguy cơ xâm nhập dịch bên ngoài là rất lớn. Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đề nghị Văn phòng CDC Hoa Kỳ tại Đông Nam Á hỗ trợ khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam có thể tiếp cận nguồn vắc xin của Hoa Kỳ, đáp ứng nhu cầu tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch.

Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ Y tế đang giao cho các đơn vị chức năng hoàn thiện những nội dung liên quan đến vấn đề “hộ chiếu vắc xin” để sớm trình cấp có thẩm quyền thông qua, trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất nhưng phải đảm bảo an toàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.