Đại tá, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Công an Nhân dân cho biết, cuốn sách khà dày dặn có 471 trang gồm hệ thống phong phú 47 bài viết, bài phát biểu của đồng chí Bộ trưởng Tô Lâm được tuyển chọn kỹ từ hàng trăm bài viết, bài nói, ý kiến chỉ đạo của đồng chí trong những năm gần đây.
Có thể nói, cuốn sách thực sự là tài liệu quý, là cuốn cẩm nang quan trọng phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, vận dụng không chỉ của cán bộ, chiến sỹ trong toàn lực lượng Công anmà còn là cẩm nang quý đối với công tác Bảo vệ dân phố, Bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường và các đoàn thể quần chúng trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
Những cuốn sách của tầm tư duy hệ thống
Cuốn sách “Quần chúng nhân dân - nhân tố quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự” của tác giả Tô Lâm ra đời nhân kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, Bộ Công an (6/1967- 6/2017. Trước đó, vào tháng 8/2016 Bộ trưởng Tô Lâm cũng cho ra mắt cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ Công an nhân dân” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản và gần đây nhất, Bộ trưởng Tô Lâm lại cho ra mắt cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự” cũng do Nhà xuất bản CAND ấn hành.
Như vậy 3 cuốn sách dày dặn được xuất bản liên tục trong thời gian 2 năm thể hiện sự đầu tư nghiên cứu, tư duy chiến lược, sáng tạo của Bộ trưởng Tô Lâm. Đây làtập hợpchọn lọc từ số lượng lớn các công trình nghiên cứu, các bài phát biểu và ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Tô Lâm trong nhiều năm, thể hiện tình cảm kính yêu của Bộ trưởng với Bác Hồ kính yêu, đồng thời thể hiện tình cảmcủa toàn lực lượng công an nhân dân với Bác trong hành trình học tập, thấm nhuần và thực hiện nghiêm túc lời dạy của Người đối với Công an nhân dân.
Đại tá, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái, chia sẻ với chúng tôi: Được đồng chí Bộ trưởng tin tưởng giao phó xuất bản hai cuốn sách có giá trị lớn thì đó là niềm
vinh dự của chúng tôi. Nhà xuất bản Công an nhân dân tự hào vì có đội ngũ biên tập có trình độ chuyên môn khá cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, sự nhạy cảm trong nghề nghiệp nên đã từng xuất bản rất nhiều đầu sách của các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an. Chỉ tính riêng trong năm 2015, Nhà xuất bản Công an Nhân dân đã phối hợp với Viện Chiến lược và Khoa học Công an xuất bản 20 đầu sách của 7 tác giả nguyên là Bộ trưởng Bộ Công an qua các thời kỳ như: Trần Quốc Hoàn; Phạm Hùng, Mai Chí Thọ, Bùi Thiện Ngộ, Lê Minh Hương, Lê Hồng Anh, Trần Đại Quang. Những cuốn sách này tập hợp những bài viết, bài nói và những ý kiến chỉ đạo sâu sắc, đúng đắn của các đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an, có ý nghĩa tổng kết kinh nghiệm quý báu của lực lượng CAND trong suốt chiều dài 70 năm đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh… Còn nhiều cuốn sách khác nữa của các đồng chí Lãnh đạo Bộ Công an và nguyên Lãnh đạo Bộ Công an qua các thời kỳ cũng được Nhà xuất bản CAND biên tập, xuất bản.
20 cuốn sách trước đây của các đồng chí Bộ trưởng Bộ công an với hàm lượng chất xám rất cao, là sự tập trung trí tuệ, kinh nghiệm của cả lực lượng công an và của cá nhân các đồng chí Bộ trưởng. Rất vui mừng là cho đến nay những cuốn sách này khi ra đời được dư luận đánh giá cao và trở thành tài liệu quý giá để nghiên cứu học tập, vận dụng trong công tác rất hiệu quả.Hiện chưa phát hiện có sai sót gì trong khâu biên tập, xuất bản.
…đến một mảng tri thức rộng mang tầm lý luận, thực tiễn sâu sắc
Đại tá, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái cho biết, cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự” của đồng chí Tô Lâm là tiền đề cho cuốn sách thứ 2 “ Quần chúng nhân dân- Nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự” cũng do đồng chí là tác giả. Điều lý thú là, nếu như ở cuốn sách thứ nhất, tác giả ghi lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại buổi lế tốt nghiệp khóa V,Trường cán bộ huấn luyện Việt Nam (11-1945), rằng : “Phải làm sao cho dân yêu mến. Phải nhớ rằng dân là chủ.Dân như nước, mình như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ dân hết”, thì ở cuốn sách thứ hai, ngay ở lời giới thiệu, đồng chí Bộ trưởng đã dẫn lại lời dạy của Bác Hồ đối với Công an: “Công an có bao nhiêu người? Dù có vài ba ngàn hay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng ấy vẫn còn ít lắm, bên cạnh lực lượng nhân dân. 5 vạn người thì chỉ có 5 vạn cặp mắt, 5 vạn đôi bàn tay. Phải làm sao có hàng chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tai mới được..Muốn làm như vậy phải dựa vào dân, không được xa rời dân.Nếu không thế thì sẽ thất bại.Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít,giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”.
Và ở ngay bài mở đầu cho tập sách với tiêu đề : “Quần chúng nhân dân- Nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự”, tác giả Tô Lâm một lần nữa nêu lại lời Bác Hồ dặn dò cán bộ lực lượng Công an khi thực hiện nhiệm vụ: “ Phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì thì tài tình mấy cũng không làm gì được. Nhân dân có hàng triệu taimắt. Nếu công an biết dựa vào nhân dân thì nhân dân sẽ là người giúp việc rất đắc lực của Công an”
Đọc kỹ cuốn sách có thể thấy, tác giả đã đề cập đến một mảng tri thức lớn và rộng mang tầm lý luận sâu sắc như các bài “ Quan điểm của Đảng về bảo vệ an ninh quốc gia qua các thời kỳ cách mạng”; “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới tại tỉnh Hưng Yên”, hay “Quan điểm của Đảng ta về xây dựng thế trận an ninh nhân dân” và gần đây thời sự nhất là bài viết “ Quán triệt nghị quyết XII của Đảng, xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy của Đảng , Nhà nước và nhân dân”. Qua cuốn sách, bạn đọc có thể biết được đồng chí Bộ trưởng trực tiếp về cơ sở tiếp xúc với nhân dân ở nhiều địa bàn khác nhau, gặp gỡ già làng, người dân tộc có uy tín ở vùng miền núi, gặp gỡ bà con giáo dân nói riêng và người dân vùng giáo nói chung, chỉ đạo trực tiếp lực lượng Công an từ Bộ đến địa phương, gặp gỡ bàn phối hợp công tác với các cơ quan, Bộ ngành để đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc…Xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta, đồng chí Bộ trưởng Tô Lâm đã dành tâm sức chỉ đạo toàn diện các mặt công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Đại tá, Nhà văn Giám đốc NXB Công An Nhân Dân Nguyễn Hồng Thái đang trả lời phỏng vấn. |
“Đối ngoại CAND đi trước mở đường”
Xuyên suốt nội dung cuốn sách, tác giả đã đề cập đến những vấn đề hết căn bản, chiến lược, nhiều vấn để mới, vừa cụ thể, hấp dẫn như đời sống hàng ngày.
Trong cuốn sách đã đề cập đến một vấn để cốt tử, quan trọng trong công tác phát huy phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ, đó là công tác đối ngoại CAND. Quan điểm này rất mới, được đúc kết và diễn đạt súc tính như là sự tổng kết hết sức dễ nhớ, dễ hiểu, được thể hiện thống nhất trong 2 bài viết: “Đối ngoại CAND phát huy vai trò đi trước mở đường, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế của đất nước” và bài phát biểu tham luận tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 29 tại Hà Nội, ngày 22-8- 2016 với tiêu đề: “Ngoại giao Công an tạo thế trận bảo đảm ANQG”.
Tác giả cho biết, “đến nay Bộ Công an đa thiết lập quan hệ nhiều mặt với các cơ quan thực thi pháp luật của các nước trong hội đồng bảo an Liên hiệp quốc; đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát các nước Lào, Campuchia, Cu Ba, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaisia, Indonesia, Myanma, Brunei, Phlippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Nga, Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế.. Lâu nay nhiều người, trong đó có những nhà báo như chúng tôithường nghĩ, công tác đối ngoại là thuộc Bộ Ngoại giao, ngành Công an theo tư duy truyền thống chỉ bảo đảm an ninh, trật tự trong nước. Nhưng khi đọc kiến giải của tác giả Tô Lâm, không chỉ chúng tôi mà bạn đọc nói chung càng am hiểu và thấy thật đồng thuận sự vận dụng quan điểm của Đảng ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu sắc, khi tác giả khẳng định:
“Công tác ngoại giao và công tác an ninh đều có mục tiêu chung là kiến tạo, bảo đảm môi trường, điều kiện thuận lợi cho quá trình vận động, phát triển ổn định, bền vững của đất nước. Trong bối cảnh thế giới và khu vực nhiều biến động, diến biến phức tạp như hiện nay, hai lĩnh vực công tác này lại càng phải tăng cường phối hợp, đồng hành vì mục tiêu quan trọng đó”.
Thực tế chứng minh rằng, khi ngành Công an phát huy các biện pháp pháp luật và nghiệp vụ phong phú, toàn diện trong công tác đối ngoại, những thành quả mà đất nước thu được trong thời gian qua đã được nhiều người hiểu rõ, đánh giá cao hiệu quả hoạt động của CAND.
Đặc biệt trong những chuyến thăm cấp Nhà nước của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta những năm gần đây, công tác đối ngoại của lực lượng CAND đã góp phần rất hiệu quả vào những cam kết, hợp tác giữa nước ta với cộng đồng quốc tế. Đó là gì nếu không phải là sự vận dụng sáng tạo tuyệt vời quan điểm của Đảng ta của lực lượng CAND trong thời kỳ hội nhập, vì thế đã triển khai đồng bộ biện pháp đối ngoại ra cả thế giới để phát huy phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở những nước có kiều bào ta sinh sống,với cả loài người tiến bộ, nhất là ở những vùng lãnh thổ đặc biệt, ở các quốc gia ủng hộ, thân thiện với ta nhân dân Việt Nam.
“Người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh”
Trong cuốn sách, có một bài viết của Bộ trưởng Tô Lâm trong lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam của Học viện an ninh nhân dân. Theo Đại tá, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái, bài viết tuy ngắn nhưng là lời động viên, khích lệ các thầy cô giáo vượt qua khó khăn thử thách hoàn thành sự nghiệp “trồng người”.
Bộ trưởng Tô Lâm viết : “Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa vô cùng đáng quý của dân tộc Việt nam, được các bậc tiền nhân dày công vun đắp và lưu giữ.
Từ ngàn xưa, nghề giao luôn được xã hội tôn vinh là nghề cao quý nhất. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh”.
“Nghề giáo là nghề vô cùng cao quý nhưng cũng rất nặng nề, đòi hỏi mỗi thầy giáo, cô giáo, mỗi cán bộ làm công tác giáo dục phải luôn gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị, phải ra sức đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh – người Thầy muôn vàn kính yêu của chúng ta đã dạy”.Những suy nghĩ này của tác giả chắc chắn sẽ nhận được nhiều tình cảm của đội ngũ nhà giáo Việt Nam và ngành giáo dục chúng ta!
Có thể nói, tác giả Tô Lâm là một Thượng tướng, Giáo sư, Tiến sỹ, nhưng trong cuốn sách chúng tôi vừa nêu, ông không sử dụng ngôn ngữ, văn phong bác học mà dùng ngôn từ, dễ hiểu với lối văn mạch lạc, logic, gần gũi với ngôn ngữ của quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ học sinh phổ thông.
Nên chăng, cần đưa những trích đoạn vào phần bài giảng để giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân hoặc Triết học có thể tham khảo trong quá trình giảng dạy, không chỉ giáo dục ý thức công dân mà còn giáo dục kiến thức an ninh quốc phòng, đồng thời phát động người dân thành quần chúng tích cực vận động gia đình tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc hiệu quả trong xu thế hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay.