Bắt được cá sấu khổng lồ
Chiều dài con cá sấu từ mõm cho tới đuôi là hơn 4m, chu vi lồng ngực của nó là 144cm. “Trước đây, chúng tôi đã bắt được một vài con cá sấu, nhưng con này là to nhất” - ông Brent Howze ở Phòng Tài nguyên thiên nhiên bang Georgia cho biết như vậy.
Các chuyên gia cho biết, con cá sấu này rất già. Trên cơ thể nó đầy các vết sẹo sau những lần bị thương do săn bắn.
Loài đười ươi hiếm nhất thế giới có nguy cơ tuyệt chủng
Loài đười ươi tapanuli (Pongo tapanuliensis) hiếm hoi nhất thế giới, sống trong khu vực rừng Sumatra (Indonesia), đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng: Một nhà máy thủy điện sẽ được xây dựng tại khu vực này, mặc dù có rất nhiều ý kiến phản đối từ phía các nhà khoa học.
Đười ươi tapanuli mới được phát hiện vào năm 2017. Nơi duy nhất chúng sinh sống là khu vực rừng ở Sumatra. Các nhà khoa học ước tính hiện nay chỉ có khoảng 800 cá thể đười ươi tapanuli.
Việc xây dựng nhà máy thủy điện trên địa bàn đười ươi tapanuli sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chúng, có thể khiến chúng bị tuyệt chủng.
Vi khuẩn biến thành “xác sống” khi gặp nguy hiểm
Một nhóm các nhà khoa học ở ĐH Amsterdam (Hà Lan) cho biết, vi khuẩn Bacillus subtilis có thể chuyển sang trạng thái ngủ đông (hibernation) đặc biệt (còn gọi là trạng thái “xác sống”), trong điều kiện thiếu thức ăn, bị tác động của thuốc kháng sinh, tia cực tím cường độ cao hoặc các điều kiện nguy hiểm khác.
Chúng dừng tất cả các chức năng sống chủ yếu cho đến khi điều kiện môi trường được cải thiện. Đây là một trong những cơ chế mà vi khuẩn sử dụng để tự vệ trước thuốc kháng sinh. Từ đó, các nhà khoa học có thể tìm ra các giải pháp thích hợp trong phát triển thuốc kháng sinh mới.