Công phu lấy ý kiến nhân dân khi sửa Luật Giáo dục

Công phu lấy ý kiến nhân dân khi sửa Luật Giáo dục

Theo đó, Luật Giáo dục (sửa đổi) được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT để lấy ý kiến nhân dân. Mở chuyên mục góp ý, có các bài báo góp ý về dự thảo Luật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT, Báo Giáo dục Thời đại và Báo Giáo dục Việt Nam;

Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Hội Khuyến học Việt Nam; Hiệp Hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến tổ chức thành viên các cấp.

Gửi dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) kèm theo Phiếu hỏi ý kiến để giám đốc các sở giáo dục và đào tạo tổ chức lấy ý kiến; Công đoàn Giáo dục Việt Nam gửi Công đoàn giáo dục các tỉnh, thành phố, công đoàn các đại học, trường đại học, cao đẳng sư phạm để tổ chức đóng góp ý kiến; Lấy ý kiến trực tiếp thông qua phỏng vấn trực tiếp.

Tổ chức tọa đàm, hội thảo lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đối với cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các nhà giáo, người học và các đối tượng liên quan. Riêng Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 22/1/2019, đã chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức 11 hội nghị, hội thảo, tọa đàm;

Chương trình Khoa học giáo dục của Bộ GD&ĐT đã gửi yêu cầu đến 33 tổ chức chủ trì đề tài/đề án thuộc Chương trình (là các trường ĐH, học viện, viện nghiên cứu uy tín) để tổ chức hội thảo khoa học, tọa đàm chuyên sâu về các vấn đề lớn của dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Tính đến ngày 22/1/2019, đã tổ chức 20 hội nghị, hội thảo, tọa đàm;

Bộ GD&ĐT kịp thời tổng hợp báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân của các tổ chức, đoàn thể, địa phương và ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân trong cả nước; xây dựng dự thảo báo cáo của Chính phủ kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).

Phạm vi và nội dung lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) là toàn diện, thực hiện trên toàn bộ nội dung dự thảo Luật; từ hệ thống giáo dục quốc dân; mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục; văn bằng chứng chỉ; giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học;

Tài chính và đầu tư cho giáo dục; quản lý nhà nước về giáo dục; chính sách đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng đối với nhà giáo; chính sách đối với người học; đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục; thanh tra, kiểm tra.

Trong đó tập trung vào 11 vấn đề dự kiến tiếp thu và xin ý kiến chỉnh lý dự thảo Luật.

Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn tập trung lấy ý kiến về các nội dung liên quan đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị mình; các địa phương tập trung lấy ý kiến liên quan đến nội dung quản lý giáo dục địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế “50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao trong lịch sử và hiện tại”. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại hội thảo quốc tế về vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao

Sáng 23/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức buổi Hội thảo quốc tế với chủ đề “50 năm Thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo của Ngoại giao trong lịch sử và hiện tại”. Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự và có bài phát biểu định hướng quan trọng.

Trường THCS Yên Thái (Yên Định - Thanh Hóa) nơi có nhiều giáo viên đang 'mỏi mòn' chờ nhận chế độ dạy học sinh khuyết tật.

Giáo viên 'mỏi mòn' chờ phụ cấp

GD&TĐ - Nhiều giáo viên ở huyện Yên Định phản ánh đến Báo GD&TĐ, về việc chưa được hưởng chế độ dạy học sinh khuyết tật (giai đoạn 2012 - 2021)...

Một dự án khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được trưng bày tại Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII. Ảnh: Lê Nam

Tháo 'điểm nghẽn' khởi nghiệp

GD&TĐ - Khát vọng khởi nghiệp trong sinh viên chưa bao giờ thiếu, nhưng hành trình hiện thực hóa ý tưởng còn nhiều điểm nghẽn...