Công bố công cụ phát hiện “đạo văn” trong các công trình nghiên cứu

Research 1-2-3 đang trở thành công cụ hữu ích giúp các nhà khoa học giảm thiểu khả năng bị trùng lặp về mặt nội dung nghiên cứu...

Công bố công cụ phát hiện “đạo văn” trong các công trình nghiên cứu

Với 3 thao tác cơ bản (Authoring, Pubilishing, Marketing), Research 1-2-3 đang trở thành công cụ hữu ích giúp các nhà khoa học giảm thiểu khả năng bị trùng lặp về mặt nội dung nghiên cứu, tránh được hiện tượng đạo văn, nâng cao tính nhận diện của công trình nghiên cứu trên phạm vi quốc tế và tăng cường khả năng hợp tác nghiên cứu khi thu hút được các đối tác tiềm năng.

Những thông tin về Research 1-2-3 đã được công bố tại Hội thảo “Giải pháp tổng thể hỗ trợ chu trình nghiên cứu khoa học” do Trung tâm Thông tin - Tư liệu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với IGroup tổ chức, vào ngày 20/4/2016 tại Hà Nội.

cong bo cong cu phat hien
Các đại biểu tham gia Hội thảo “Giải pháp tổng thể hỗ trợ chu trình nghiên cứu khoa học” do VAST và IGroup phối hợp tổ chức.

Điểm mạnh của phần mềm Research 1-2-3 là tích hợp các công cụ hỗ trợ xuyên suốt một chu trình nghiên cứu khoa học như: EEWOWW nhằm hướng dẫn nhà nghiên cứu làm theo mẫu đúng của các tác giả tiềm năng và đảm bảo tính nguyên gốc trước khi nộp bài; PUSLISHING là dịch vụ tư vấn để tăng khả năng gắn kết nhà nghiên cứu với các tiêu chuẩn quốc tế, là cầu nối giữa các nhà xuất bản quốc tế với nhà xuất bản trong nước…

Đặc biệt, trong xu thế tiếp thị nghiên cứu đang hình thành trên thế giới, mã số định danh cho các nhà nghiên cứu học thuật (ORCID) đã được sử dụng rất phổ biến bên cạnh công cụ KUDOS có khả năng giải thích và chia sẻ nghiên cứu cho số lượng độc giả lớn hơn, đo lường tẩm ảnh hưởng của nghiên cứu từ các dữ liệu (qua các biểu hiện như: tải về, trích dẫn và Altmetrics).

cong bo cong cu phat hien
Bà Jenifer Yong, chuyên gia Tư vấn giải pháp của IGroup phát biểu tại Hội thảo.

Theo bà Jenifer Yong, chuyên gia Tư vấn giải pháp của IGroup thì: Khi nhà khoa học hay các đơn vị nghiên cứu sử dụng dịch vụ EEWOWW để kiểm tra tính nguyên gốc không hạn chế số lượt, tích hợp dịch vụ kiểm tra “đạo văn”, lựa chọn hơn 1.000 phong cách trích dẫn khoa học theo các tiền lệ xuất bản trên thế giới…

Phần mềm tích hợp nhiều giải pháp hỗ trợ chu trình nghiên cứu khoa học của IGroup được các nhà khoa học có mặt tại Hội thảo đánh giá là hữu ích, đáng tin cậy và tiện dụng.

PGS.TS Nguyễn Hồng Quang, Giám đốc Trung tâm Thông tin- Tư liệu đánh giá: “Với những ưu thế của phần mềm do IGroup phát triển, hy vọng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ sẽ tham gia triển khai thử nghiệm sớm để tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học cũng như quảng bá hiệu quả công bố quốc tế cho các nhà khoa học thuộc Viện”.

Research 1-2-3 là giải pháp dịch vụ thông tin do Tập đoàn IGroup (Asia Pacific Ltd. ) phát triển dựa trên kinh nghiệm hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thông tin tư liệu và các công cụ hỗ trợ nhà khoa học.

Research 1-2-3 giúp tối ưu hóa chất lượng bài viết nghiên cứu, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn học thuật quốc tế nghiêm ngặt, đồng thời hỗ trợ các công trình nghiên cứu xuất bản được phổ biến rộng rãi, tăng tính nhận diện quốc tế và có chỉ số ảnh hưởng cao.

Theo vov.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.