Có F0 trong cộng đồng, quận Bình Tân xét nghiệm diện rộng tại phường An Lạc

GD&TĐ - HCDC cho biết, qua đánh giá tình hình dịch bệnh tại phường An Lạc, quận Bình Tân đã quyết định tổ chức lấy mẫu xét nghiệm khẩn trong ngày 17/6 trên diện rộng tại phường An Lạc với số mẫu dự kiến là 15.000 mẫu.

Lực lượng y tế triển khai xét nghiệm được thực hiện đúng quy trình theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Ảnh: HCDC)
Lực lượng y tế triển khai xét nghiệm được thực hiện đúng quy trình theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Ảnh: HCDC)

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), ngày 16/6, quận Bình Tân tổ chức lấy mẫu diện rộng tại chợ khu phố 2 và 2 điểm khu dân cư trên đường Hồ Học Lãm, phường An Lạc, quận Bình Tân với số mẫu là 2.000 do các khu vực này có liên quan đến các ca nhiễm liên quan chuỗi Ehome 3 và BN11993 (bệnh nhân này được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc).

Qua đánh giá tình hình dịch bệnh tại phường An Lạc, quận Bình Tân, TP đã quyết định tổ chức lấy mẫu xét nghiệm khẩn trong ngày 17/6 trên diện rộng tại phường An Lạc với số mẫu dự kiến là 15.000 mẫu. Hoạt động này nhằm giúp rà soát phát hiện sớm những mầm bệnh còn tiềm ẩn trong cộng đồng.

Hoạt động tại các chợ là một trong các hoạt động thiết yếu nhưng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ do là nơi giao lưu tiếp xúc nhiều. Để đảm bảo phòng chống dịch tại chợ, các tiểu thương, người đi chợ cần nâng cao cảnh giác phòng bệnh, tuân thủ thực hiện theo quy tắc 5K của Bộ Y tế. Ban quản lý chợ cần triển khai bộ tiêu chí an toàn tại các chợ.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh tại thành phố hiện đang diễn biến rất phức tạp, bên cạnh sự vào cuộc nghiêm túc, quyết liệt của toàn thành phố thì tinh thần trách nhiệm, sự tự giác của mỗi người dân là yếu tố rất quan trọng nhất. Khi đi chợ mỗi người cần tuân thủ 5K trong đó quan trọng nhất là khẩu trang, khoảng cách và rửa tay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 đưa vào vận hành khai thác góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Diễn Châu (Nghệ An) từ 5 giờ xuống còn 3,5 giờ. Ảnh minh họa: INT

Mở đường cho đột phá phát triển kinh tế

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, cương quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, loại bỏ quy định cản trở, xây dựng thể chế phù hợp, tháo gỡ vướng mắc, “điểm nghẽn” là mở đường cho phát triển kinh tế.

Một lớp học của Trường Tiểu học Thủ Lệ (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Phòng GD&ĐT

Khơi thông chính sách cho nhà giáo

GD&TĐ - Trong năm 2024, nhiều “điểm nghẽn” về chính sách dành cho nhà giáo được tháo gỡ, tạo động lực để các thầy, cô cống hiến.