Cô đã “lột xác” cho lớp

Được cô dạy, từ một đứa dốt toán em đã không còn sợ môn này. Em tiếp thu dễ dàng hơn, lại còn rất thích được gọi lên bảng trả bài”. 

Cô Thanh Hà trong một giờ lên lớp tại Trường THPT Ngô Quyền - Ảnh: Ngô Thiên Phúc
Cô Thanh Hà trong một giờ lên lớp tại Trường THPT Ngô Quyền - Ảnh: Ngô Thiên Phúc

“Có lẽ đây là lớp chủ nhiệm khiến cô phải bận tâm nhiều nhất. Hầu như ngày nào cũng có chuyện để cô phải phiền lòng

Cô luôn nắm bắt mọi chuyện và giải quyết ổn thỏa theo xu hướng “hòa bình”. Qua từng vụ việc, chúng em được học ở cô rất nhiều điều. 

Chúng em chắc chắn sẽ trưởng thành hơn, biết suy nghĩ trước khi làm việc gì ảnh hưởng tới người khác”. “Cô là “number 1” bởi cô đã “lột xác” cho lớp”...

Không thể trích dẫn hết những dòng tâm sự của học sinh trong rất nhiều lá thư gửi cô chủ nhiệm kiêm dạy Toán lớp 12A9 (năm học 2010 - 2011) Trường THPT Ngô Quyền, TP Biên Hòa, Đồng Nai - lớp con gái tôi.

Suốt hai năm lớp 10 và 11, lớp cháu luôn đứng cuối khối, cuối trường về mọi mặt, nhất là về học tập. Và rồi điều kỳ diệu đã đến khi cô tiếp quản lớp. 

Chẳng có cây đũa thần nào trong tay để cô có thể vung lên “hô biến”. Tất cả là nhờ vào sự kiên nhẫn đầy yêu thương, sự tận tâm tận lực nơi cô đã thu phục được lũ trẻ cứng đầu.

Trước hết, là giáo viên toán, ngoài cách giảng bài dễ hiểu, sinh động, cô còn chú trọng đến cách tổ chức giờ dạy sao cho tất cả đối tượng học sinh đều phải/được làm việc với cường độ tối đa. 

Giờ nào cô cũng kiểm tra, khi cá nhân, lúc nhóm, lúc tổ bằng nhiều hình thức khác nhau, phong phú, uyển chuyển trên nguyên tắc cùng một lúc kiểm tra được rất nhiều học sinh. 

Kiểm tra thường xuyên nên cô phát hiện những lỗ hổng trong kiến thức, kỹ năng của trò, từ đó cô lấp từng lỗ hổng một cách kiên nhẫn. 

Ban đầu học sinh cũng “dội” nhưng dần dần chúng thích thú, tự tin khi thấy mình tự giải được những bài tập mà trước đó có trò nhìn thấy đã sợ.

Là giáo viên chủ nhiệm, ngay từ đầu năm học, cô đã có hàng loạt “cải tổ” nhằm đưa học sinh vào nề nếp. Không chỉ quan tâm đến môn toán, cô cho bầu cán sự tám môn học, cùng cô lên kế hoạch hoạt động. 

Giờ sinh hoạt không phải là giờ kể tội và “cạo gáy” nhau. Cô hướng tới sự tích cực nhiều hơn, dùng cái tích cực để tấn công cái tiêu cực.

Chuyện học thì thế, chuyện tình cảm, đạo đức của học trò cô cũng không bỏ qua. Cô trao đổi với chúng về những rung động đầu đời, về cách quản lý cảm xúc, định hướng cho tương lai... 

Bất cứ đứa nào trong lớp gặp chuyện gì không ổn là cô biết liền và tìm cách giúp đỡ. Mấy nhân vật nổi tiếng “lì”, thờ ơ với mọi phong trào của lớp cũng đã đổi khác. Cô đã gắn kết các thành viên trong lớp với nhau.

Nhờ cô mà chúng có được hạnh phúc là thành viên của lớp A9! Thành tích học tập so với nhiều lớp khác trong khối, lớp chúng vẫn còn thua nhưng chúng tự hào vì đoàn kết, yêu thương nhau và có với nhau bao kỷ niệm, vì chúng đã “lột xác”. 

Cuối năm, chúng viết thư cho cô bày tỏ cảm xúc riêng của mình với cô. Mấy chục lá thư là mấy chục tấm tình chân thật của trò.

Cô đã dạy học trò bằng chính nhân cách của mình! Bởi thế tôi và con tôi, cũng như nhiều thế hệ học sinh, phụ huynh đều yêu quý, trân trọng, biết ơn cô. Cô là Bùi Thị Thanh Hà.

Theo tuoitre.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...