Chuyển hạng sang Giáo viên tiểu học hạng II

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Độc giả có hộp thư trang***@gmail.com hỏi về thời gian giữ hạng tương đương.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Từ ngày 1/1/2014 đến hết ngày 31/5/2015, tôi được Phòng GD&ĐT ký hợp đồng lao động vụ việc, hưởng lương 100%, hệ số 2,34, mã ngạch 15a.203, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tổng thời gian là 15 tháng (trừ 2 tháng hè không ký kết hợp đồng là tháng 6/2014 và tháng 7/2014).

Sau đó từ ngày 1/6/2015, tôi nhận được quyết định tuyển dụng viên chức, hưởng lương 100%, hệ số 2,34, không qua tập sự. Đến tháng 02/2016, tôi được chuyển hạng sang Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.07.

Xin hỏi, thời gian tôi được ký kết hợp đồng 15 tháng, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, công tác ở vị trí, thực hiện nhiệm vụ đúng với vị trí hiện tại thì có được tính là thời gian tương đương giữ hạng V.07.03.07 hay không? Đến tháng 8/2023, tôi đã có đủ thời gian giữ hạng 9 năm để bổ nhiệm vào hạng II mới (V.07.03.28) hay chưa? (trang***@gmail.com.)

* Trả lời:

Đối với trường hợp trước khi tuyển dụng đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì việc xác định thời gian giữ hạng tương đương thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, ngày 25/9/2020 của Chính phủ “Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức”.

Cụ thể như sau: “Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.

Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng”.

Trường hợp của bạn có thể căn cứ với quy định nêu trên để đối chiếu xem mình có thuộc đối tượng áp dụng hay không? Ngoài ra, bạn có thể nghiên cứu thêm về Nghị định số 115/2020/NĐ-CP và liên hệ với phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT để được giải đáp thỏa đáng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mơ thấy chồng ngoại tình tốt hay xấu?

Mơ thấy chồng ngoại tình tốt hay xấu?

GD&TĐ - Theo chuyên gia tâm lý, mơ thấy ngoại tình có thể là lời cảnh tỉnh về những vấn đề tiềm ẩn trong mối quan hệ hoặc lo lắng, bất an về chính bản thân.