Nắm vững kiến thức
Đây là những kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất. Các em nên dành thời gian đọc đi đọc lại các nội dung trong sách, đánh dấu các nội dung cơ bản, số liệu cần chú ý. Sau đó thử trình bày, viết lại các vấn đề đó ra giấy rồi so sánh với tài liệu xem mình nhớ được bao nhiêu phần trăm. Phần nào chưa nhớ thì đánh dấu để học lại khắc sâu kiến thức. Ngoài ra các em có thể trình trình bày nội dung ôn tập dưới dạng bản đồ tư duy (mind map) sau đó dán ở chỗ dễ quan sát nhất của góc học tập. Mỗi lần nhìn vào sơ đồ là một lần lưu nó trong trí nhớ của mình.
Đối với đề thi chuyên, ngoài nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa thì đòi hỏi thí sinh có tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh và liên hệ thực tiễn. Đối với môn Địa lí, một điểm đáng chú ý là phải khắc sâu đặc điểm riêng biệt của từng vùng miền và biết so sánh điểm giống/khác nhau giữa các vùng. Để đạt được điểm cao hơn, ngoài kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh thì các em cần thu thập thêm kiến thức thực tế, kiến thức mới thông qua các nguồn tư liệu như sách, báo, ti vi…
Sử dụng thành thạo Atlat Địa lí Việt Nam là một lợi thế bởi thông qua Atlat sẽ hỗ trợ các em sẽ trả lời được nhiều câu hỏi mà không cần ghi nhớ máy móc kiến thức đã học. Trong đề thi thường có câu hỏi vẽ biểu đồ. Thí sinh cần biết cách xử lý số liệu, nhận dạng đúng loại biểu đồ (cột, đường, tròn, miền hay biểu đồ kết hợp) và vẽ thành thạo các loại biểu đồ này. Thí sinh có thể tham khảo các dạng biểu đồ trong Atlat để trong trường hợp tương tự thì X
Các yêu cầu của đề bài
Đọc kỹ đề thi, nhận dạng đề thi là kỹ năng quan trọng hàng đầu. Cần nhận dạng được từng câu hỏi thuộc dạng nào: trình bày hay chứng minh, giải thích, so sánh; vẽ dạng biểu đồ nào (đường, cột, tròn, miền hay biểu đồ kết hợp); số liệu đã được xử lý hay số liệu thô… Điều đó giúp thí sinh không bị trệch hướng trong quá trình làm bài.
Mỗi dạng câu hỏi của đề thi có mức độ yêu cầu riêng:
Dạng câu hỏi trình bày: Đây là dạng câu hỏi ở mức độ dễ (nhận biết/thông hiểu). Thí sinh thuộc bài là có thể trả lời được câu hỏi. Tuy nhiên các em cũng cần xác định trọng tâm câu hỏi để “hỏi gì đáp nấy” cho phù hợp, tránh tản mạn, lạc đề và mất thời gian dành cho câu hỏi khác.
Dạng câu hỏi giải thích: Yêu cầu thí sinh trả lời câu hỏi “Tại sao?”. Đây là dạng câu hỏi khó, đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí. Để làm bài tốt, thí sinh cần chú ý tổng hợp các kiến thức được tích lũy và các mối liên hệ nhân quả.
Dạng câu hỏi phân tích, chứng minh: Để làm được dạng câu hỏi này, thí sinh cần nắm vững kiến thức và cả số liệu thống kê để chứng minh hoặc phân tích theo yêu cầu của đề bài. Trong trường hợp không nhớ chính xác số liệu trong sách giáo khoa thì thí sinh có thể khai
Dạng câu hỏi so sánh: Yêu cầu thí sinh nêu được sự giống và khác nhau giữa 2 hay nhiều vùng miền/hiện tượng địa lí. Thí sinh không nên trả lời theo kiểu trình bày lại kiến thức của các đối tượng so sánh mà phải tổng hợp kiến thức để phân biệt được sự giống và khác nhau theo các tiêu chí so sánh. Thí sinh nên kẻ bảng so sánh cho rõ ràng, mạch lạc.
Phác thảo đề cương trả lời
Sau khi nhận dạng được thề thi, thí sinh nên dành ít phút phác thảo đề cương trả lời cho từng câu hỏi để đảm bảo câu trả lời đủ ý mà không bị lặp lại, lan man. Sau đó sắp xếp các ý trả lời theo bố cục rõ ràng. Tuy nhiên cần lưu ý đề cương chỉ là dàn ý chứ không phải bài viết hoàn chỉnh. Thí sinh chỉ nên dành khoảng 15p để phác thảo đề cương ra giấy nháp, sau đó trả lời đầy đủ theo các ý đã phác thảo vào giấy thi. Tránh lập đề cương quá chi tiết, mất nhiều thời gian.
Thí sinh nên phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi, không thiên lệch câu nào. Tiêu chí phân bổ thời gian nên căn cứ vào số điểm từng câu hỏi. Tránh dành quá nhiều thời gian cho một câu, trong khi không đủ thời gian cho câu khác dẫn đến làm bài sơ sài, bỏ ý, bỏ câu, mất số điểm. Thí sinh cần bỏ tư tưởng đã làm câu nào thì phải thật hoàn hoàn hảo câu đó. Nếu quên một vài ý nào đó mà chưa nghĩ ra thì thí sinh cứ mạnh dạn chuyển sang câu khác, cuối giờ nhớ ra thì bổ sung sau.
Khi làm bài, câu dễ làm trước, câu khó làm sau, không cần thiết phải trả lời theo đúng thứ tự câu hỏi. Các câu dễ làm xong sẽ khiến thí sinh hứng khỏi hơn để làm những câu tiếp theo. Đối với biểu đồ, cần đọc kỹ cụm từ đề dẫn của câu hỏi để xác định đúng dạng biểu đồ theo yêu cầu đầu bài. Trình bày bài thi cần sạch đẹp, rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn theo các ý. Không nên viết tắt quá nhiều, viết sai chính tả, câu văn lủng củng, trình bày lan man.
Cô Hương cho biết, để thực hiện tốt bài thi trước tiên cần tìm hiểu cấu trúc đề thi của các trường mà thí sinh dự định đăng ký thi để có định hướng đúng trong việc ôn tập. Cấu trúc đề thi của các trường thường khác nhau. Ví dụ cấu trúc đề thi vào chuyên Địa lí trường THPT chuyên KHXH&NV năm 2021 gồm 5 câu hỏi về Địa lí Việt Nam thuộc chương trình lớp 8 và lớp 9. Trong khi cấu trúc đề thi của các trường chuyên thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng gồm 5 câu hỏi nhưng có một câu thuộc chương trình lớp 6 và 4 câu còn lại thuộc chương trình lớp 8 và lớp 9.