* Trương Như Oanh - học sinh Trường THCS Thăng Long: Thí sinh phải chắc kỹ năng sử dụng Alat
Đề thi chuyên môn Địa lý năm hay khá hay, có vận dụng vào thực tế. Để thi bám sát chương trình đã học và chủ yếu sử dụng Alat. Vì vậy, thí sinh không chắc kỹ năng sử dụng Alat sẽ rất khó để làm bài.
Đề thi cũng có tính phân loại từ dễ đến khó. Khó nhất là ý 2 câu 5 yêu cầu: "Lập bảng số liệu và so sánh cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên". Ở câu hỏi này, thí sinh phải có kiến thức sâu rộng của môn học, mặt khác cũng phải có kiến thức thực tế. Vì vậy nếu không chịu khó đọc sách, báo, tài liệu, tra cứu internet, xem ti vi thì sẽ rất khó để đạt điểm tối đa đối với câu hỏi này, thậm chí là toàn bộ đề thi.
* Thí sinh Cao Hoàng Yến - học sinh Trường THCS Lý Thường Kiệt: Thí sinh phải có kiến thức sâu rộng
Đề thi yêu cầu kiến thức vừa đủ, không quá cao và xa vời so với sách giáo khoa. Đề thi gắn với thực tiễn vì vậy đòi hỏi thí sinh có phông kiến thức sâu rộng mới có thể đạt điểm cao.
Với đề thi này, học sinh không thể học tủ và càng không nên làm bài theo kiểu học thuộc lòng. Tức là phải biết phân tích, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và có kỹ năng làm bài. Em ước tính mình được 8 điểm, đủ điểm đỗ vào lớp chuyên Địa lý.
* Thí sinh Trương Ngọc Duy - học sinh Trường THCS Thăng Long: Thí sinh phải học thật, thi thật mới làm được bài
Theo em, năm nay sẽ có nhiều điểm 9 -10 ở môn Địa lý. Tuy nhiên, phổ điểm biến sẽ dao động từ 5-7 điểm. Đề thi này, em làm được 60%. Để làm được đề thi này, học sinh phải nắm rất chắc kiến thức trong sách giáo khoa và phải mở rộng kiến thức xã hội để có phông kiến thức sâu, rộng vận dụng vào bài làm.
Với đề thi này, thí sinh sẽ không thể trông chờ vào tài liệu mà chỉ còn cách là học thật, thi thật mới có thể làm được bài.