Chuyên gia lý giải Ba Lan không bắn hạ tên lửa bay vào không phận

GD&TĐ - Trong cuộc tấn công hôm 24/3, một trong những tên lửa Nga được cho là đã bay vào không phận Ba Lan, ở đó 39 giây rồi quay trở lại Lviv.

Chuyên gia lý giải Ba Lan không bắn hạ tên lửa bay vào không phận

Thông tin đã được Bộ Quốc phòng Ba Lan đăng tải trên trang web của mình, đồng thời nói thêm rằng trong cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, các tiêm kích đã xuất kích để sẵn sàng bảo vệ không phận Ba Lan.

Trong bối cảnh đó, có vẻ nghịch lý khi quân đội Ba Lan đã phát hiện ra nhưng không bắn hạ tên lửa Nga. Điều này liệu có cho thấy lỗ hổng của một trong các quốc gia NATO khi bảo vệ không phận của mình?

Để bắt đầu, chúng ta hãy nhớ lại lời của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan - ông Wladyslaw Kosyniak-Kamys, rằng tên lửa không bị bắn hạ bởi vì nó không hướng tới bất kỳ vật thể quan trọng nào trên lãnh thổ của họ.

Và chính vì tái diễn những tình huống tương tự trong các cuộc tấn công tên lửa của Nga vào Ukraine, bản thân Ba Lan cũng không ngừng củng cố hệ thống phòng không của mình.

Nhà phân tích quân sự Ba Lan - ông Jaroslaw Wolski đã đưa ra lời giải thích chi tiết hơn về câu chuyện này trên trang Twitter cá nhân:

"Đầu tiên, nếu bạn chuẩn bị bắn hạ các mục tiêu trên bầu trời của mình, bạn cần phải phong tỏa một khu vực cụ thể trên không phận để tránh thiệt hại có thể xảy ra đối với máy bay dân dụng hoặc máy bay chiến đấu".

"Ba Lan không đủ khả năng làm việc trên vào lúc này khi có tới 66 sân bay dân dụng đang hoạt động trong nước, việc đóng cửa sân bay sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế. Và nếu bầu trời ở biên giới với Ukraine bị cấm đối với máy bay chiến đấu, mối đe dọa từ tên lửa Nga sẽ còn cao hơn".

Tên lửa hành trình Kh-101 của Nga đã có vài lần bay qua bầu trời Ba Lan.

Tên lửa hành trình Kh-101 của Nga đã có vài lần bay qua bầu trời Ba Lan.

Thứ hai, nếu tên lửa Kh-101 của Nga ngay lập tức bị bắn hạ từ phía Tây, trên không phận Ba Lan, thì việc các mảnh vỡ của chúng rơi sẽ dẫn đến thương vong cho dân thường.

Thứ ba là nếu Ba Lan quyết tâm bắn hạ tên lửa hành trình Nga ngay lập tức, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ làm lộ toàn bộ vị trí triển khai hệ thống phòng không.

Và lập luận thứ tư - họ nói, ngay cả ở Israel cũng không có hệ thống phòng không nào bảo vệ toàn bộ 100% lãnh thổ.

Nếu chúng ta nói cụ thể về Ba Lan, thì số lượng lớn các hệ thống phòng không kiểu phương Tây chỉ có thể xuất hiện trong giai đoạn 2028 - 2035.

Trước thời điểm đó, khả năng của hệ thống phòng không Ba Lan vẫn ở mức "trạng thái ban đầu”.

Số lượng hệ thống phòng không kiểu phương Tây của Ba Lan ví dụ như Patriot hiện vẫn còn rất nhỏ.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ