Chúng ta hằng ngày tiếp xúc với các nguồn phát ra tia phóng xạ

Những đồ vật tưởng chừng vô hại mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày lại có thể phát ra tia phóng xạ.

Chúng ta hằng ngày tiếp xúc với các nguồn phát ra tia phóng xạ

Chúng ta hằng ngày tiếp xúc với các nguồn phát ra tia phóng xạ

Bạn sẽ bất ngờ vì những vật dụng quen thuộc hằng ngày xung quanh bạn đều có thể phát tia phóng xạ , theo đó mỗi năm cơ thể chúng ta tiếp nhận lượng phóng xạ tương đương 600 mrem/năm.

Chúng ta hằng ngày tiếp xúc với các nguồn phát ra tia phóng xạ - Ảnh 1.

Nguồn bức xạ tự nhiên có ở khắp nơi. Ảnh minh họa.

Thế nhưng, may mắn rằng độ bức xạ của những đồ vật này lại vô cùng thấp, không thể gây hại cho con người, do đó chúng ta mới có thể sinh hoạt bình thường khi tiếp xúc với chúng.

Sau đây là danh sách những đồ vật, vật dụng... quen thuộc có thể phát tia phóng xạ:

1. Thức ăn và nước uống

Chúng ta hằng ngày tiếp xúc với các nguồn phát ra tia phóng xạ - Ảnh 2.

Chúng ta "ăn và uống" phóng xạ mỗi ngày. Ảnh minh họa.

Thật bất ngờ khi mỗi ngày chúng ta đều đang "ăn" và "uống" phóng xạ.

Tất cả các loại rau cỏ, thịt súc vật… đều có chứa một lượng nhỏ đồng vị K-40 và Ra-226 (Radium). Là những nguyên tử phóng xạ không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân.

Ngoài ra, một lượng cực nhỏ đồng vị phóng xạ của Uranium và Thorium cũng được chứa trong nguồn nước trong tự nhiên.

Nhưng đừng lo lắng vì dù có gộp tất cả các lượng phóng xạ từ thức ăn, đồ uống lại cũng chỉ lên tới 30mrem/năm.

2. Mặt Trời

Chúng ta hằng ngày tiếp xúc với các nguồn phát ra tia phóng xạ - Ảnh 3.

Lò nhiệt hạch khổng lồ. Ảnh minh họa.

Là nguồn năng lượng khổng lồ cung cấp năng lượng cho toàn bộ sự sống trên Trái Đất, Mặt Trời là một lò phản ứng tổng hợp hạt nhân khổng lồ.

Mỗi phản ứng này cần 1 tỉ tấn thuốc nổ mỗi giây thì mới tương ứng với năng lượng mà Mặt Trời sản sinh ra.

Mặt Trời cũng hoạt động theo chu kỳ nên có những lúc lượng bức xạ tăng vọt, dù chúng ta được bảo vệ bởi lớp khí quyển dày đặc của Trái Đất thì vẫn có những nơi (nhất là núi cao) các tia phóng xạ vẫn có thể lọt qua và gây hại cho con người,

Ví dụ: Tại Mỹ ở Denver người ta sẽ phải nhận một lượng tia phóng xạ từ Mặt Trời với cường độ khoảng 50mrem/năm trong khi tại các vùng thấp ngang với mặt nước biển chỉ là 25mrem/năm.

3. Máy bay đường dài

Chúng ta hằng ngày tiếp xúc với các nguồn phát ra tia phóng xạ - Ảnh 4.

Những chuyến bay dài khiến chúng ta tiếp xúc với bức xạ mạnh hơn. Ảnh minh họa.

Khi chúng ta bay trên bầu trời với thời gian dài (trên 8 tiếng), ở tầng không khí loãng tia phóng xạ từ Mặt Trời dễ dàng thâm nhập chúng ta.

Cụ thể con người sẽ nhận lượng phóng xạ từ 2-5 mrem, bằng 1/2 so với việc khi đi chụp X-quang (10 mrem).

Chúng ta hằng ngày tiếp xúc với các nguồn phát ra tia phóng xạ - Ảnh 5.

Việc kiểm tra an ninh cũng khiến chúng ta tiếp xúc tia phóng xạ. Ảnh minh họa.

Không những thế, việc đi quả cửa kiểm soát an ninh với các thiết bị có thể phát ra tia phóng xạ cũng chiếu qua người chúng ta (0.002 mrem).

4. Điện thoại di động

Đây là thiết bị gần gũi và gần như luôn được mọi người mang theo người, nhưng khi sử dụng điện thoại di động, con người cũng chịu ảnh hưởng của các loại tia khác nhau.

Để kiểm tra điện thoại của mình có an toàn hay không, bạn cần tra cứu chỉ số SAR (specific absorption rate), trong đó 0.3W/kg được gọi là mức thấp còn 1.6W/kg là mức cao, có thể gây nguy hiểm.

Dù chưa có những kết luận rõ ràng về tác động của bức xạ điện thoại với cơ thể con người, tuy nhiên các chuyên gia đưa ra lời khuyên:

Nên sử dụng headphone để nói chuyện khi bạn có cuộc thoại trong thời gian dài, tránh để điện thoại tiếp xúc với tai quá lâu hay chỉ nên đặt điện thoại vào tai khi bên kia nhấc máy.

Việc nghe điện thoại khi pin yếu cũng được cho là nguy hiểm vì bức xạ lúc này đạt mức cao nhất.

Hãy tra cứu bảng dưới đây để biết xem điện thoại của mình có nằm trong 20 loại điện thoại có mức SAR cao nhất hay không?

Chúng ta hằng ngày tiếp xúc với các nguồn phát ra tia phóng xạ - Ảnh 6.

20 loại điện thoại có chỉ số SAR cao nhất.

Chúng ta hằng ngày tiếp xúc với các nguồn phát ra tia phóng xạ - Ảnh 7.

20 loại điện thoại có chỉ số SAR thấp nhất.

5. Các thiết bị y tế

Chúng ta hằng ngày tiếp xúc với các nguồn phát ra tia phóng xạ - Ảnh 8.

Các thiết bị y tế là nguồn bức xạ mạnh. Ảnh minh họa.

Làm việc trong môi trường ý tế hay thường xuyên phải tiếp xúc với các thiết bị y tế có chứa tia X (như máy X-quang, máy chụp cắt lớp CT-Scan…) là thủ phạm gây ra 96% lượng tia phóng xạ chiếu vào một người bình thường.

Tuy các thiệt bị ngày càng hiện đại và an toàn hơn, thế nhưng tiếp xúc trong một thời gian dài thì vẫn có hại cho cơ thể con người.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ