GD&TĐ - Với việc Lịch sử thành môn bắt buộc, quy định về lựa chọn môn học của học sinh (HS) cũng thay đổi. Không bị động trước tình huống này, các nhà trường đều cơ bản có sự chuẩn bị để cả học sinh và nhà trường đều sẵn sàng trước khi năm học mới bắt đầu.
GD&TĐ - Năm học 2022 - 2023, các trường THPT thực hiện dạy theo chương trình mới lớp 10. Chia sẻ của hiệu trưởng nhiều cơ sở giáo dục tại TPHCM, sau khi học sinh lớp 10 làm thủ tục nhập học và chọn tổ hợp các môn học, nhà trường đã nỗ lực bố trí, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên.
GD&TĐ - Từ năm học 2022-2023, môn Tin học sẽ trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều trường học trên địa bàn Thanh Hóa vẫn đang loay hoay tìm giải pháp khi thiếu cả giáo viên lẫn cơ sở vật chất phục vụ môn học này.
GD&TĐ - Thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 10, học sinh chuyển từ giáo dục cơ bản sang giai đoạn giáo dục hướng nghiệp, được lựa chọn môn học, nội dung học ngoài chương trình bắt buộc. Nhiều trường THPT tại Nghệ An đã đưa ra “tổ hợp” lớp theo định hướng năng lực để học sinh lựa chọn.
GD&TĐ - Khi học sinh được lựa chọn tổ hợp môn học, bên cạnh nỗ lực của trường phổ thông trong việc đẩy mạnh, nâng cao chất lượng tư vấn, định hướng, rất cần có sự ổn định và đồng bộ giữa tổ hợp môn học trong trường THPT và tổ hợp xét tuyển của các cơ sở đào tạo sau phổ thông.
GD&TĐ - Từ năm học 2022 - 2023, khi học sinh trúng tuyển lớp 10 và bắt đầu nhập học, công tác tư vấn lựa chọn tổ hợp môn học cần được đẩy mạnh. Nếu học sinh chọn lựa tổ hợp môn không chuẩn, sẽ rất khó “quay đầu”, nhất là với những em thay đổi định hướng.
GD&TĐ - Các trường THPT đã, đang chủ động xây dựng lại số tiết môn Lịch sử, tổ hợp môn lựa chọn để có thể bắt nhịp với yêu cầu bộ môn này có cả phần bắt buộc và lựa chọn.
GD&TĐ - Các trường THPT tổ chức nhiều buổi tư vấn cho phụ huynh và học sinh lớp 10 năm học 2022 – 2023 về những điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là bước chuẩn bị trước khi học sinh lựa chọn tổ hợp môn phù hợp với năng lực và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
GD&TĐ - Hơn 1 tháng nữa cấp tiểu học sẽ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 3 với những yêu cầu riêng. Điều này đòi hỏi sự chuẩn bị sẵn sàng cả nhân lực và vật lực. Dù còn nhiều khó khăn song cơ bản các trường và đội ngũ giáo viên đã chủ động tâm thế và nhiều giải pháp tháo gỡ.
GD&TĐ - Các trường THPT trên cả nước cơ bản hoàn thiện thủ tục để đón học sinh lớp 10 năm học 2022 - 2023. Theo chia sẻ của thầy cô, giai đoạn đầu cấp ngoài sự hỗ trợ tối đa của nhà trường thì vai trò đồng hành của phụ huynh rất quan trọng.
GD&TĐ - Tài liệu Giáo dục địa phương đang được hoàn thiện để đưa vào giảng dạy Chương trình GDPT mới. Thông qua giảng dạy thực nghiệm, ngành Giáo dục chủ động các hoạt động tích hợp, trải nghiệm, giúp nội dung này trở nên hấp dẫn, gần gũi với học sinh.
GD&TĐ - Năm học 2022 - 2023, học sinh lớp 10 sẽ lựa chọn môn học và nội dung học với định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Hiện, nhiều trường THPT đã hoàn thành công tác tuyển sinh và tư vấn chọn tổ hợp môn học.
GD&TĐ - Năm học tới, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10. Tại Hà Nội, công tác chuẩn bị cho các khối lớp này đang được thực hiện tích cực, chu đáo.
GD&TĐ - Dù chưa có hướng dẫn chính thức từ Bộ GD&ĐT và các sở về xây dựng phương án lựa chọn môn học khi môn Lịch sử trở thành môn bắt buộc, các trường THPT đã chủ động điều chỉnh kế hoạch xếp lớp đối với khối 10.
GD&TĐ - UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 1484/QĐ-UBND phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
GD&TĐ - Bằng quyết tâm và sự linh động, các địa phương triển khai có hiệu quả Chương trình GDPT 2018. Đến nay, công tác chuẩn bị triển khai Chương trình mới lớp 3, lớp 7 và lớp 10 được khẩn trương thực hiện.
GD&TĐ - Nhân lực triển khai Chương trình GD phổ thông mới là “bài toán” khó của nhiều địa phương trong cả nước. Tại tỉnh Điện Biên, thời gian qua, ngành Giáo dục địa phương đã triển khai hàng loạt giải pháp ngắn hạn và dài hơi để từng bước bù lấp “khoảng trống”.
GD&TĐ - Thực hiện Nghị quyết số 63, phần chủ đề môn Lịch sử 70 tiết/năm học chuyển thành phần bắt buộc và điều chỉnh chương trình còn 52 tiết/năm học theo dự kiến của Bộ GD&ĐT được địa phương, nhà trường đánh giá là phù hợp. Trước thay đổi này, các trường chủ động để bắt nhịp nhanh nhất để triển khai khi có hướng dẫn chính thức.
GD&TĐ - Các trường THPT trên cả nước bắt đầu làm thủ tục nhập học cho học sinh, đồng thời tổ chức họp phụ huynh để tư vấn, giải đáp thắc mắc về quá trình chọn tổ hợp trong Chương trình GDPT 2018.
GD&TĐ - Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan có biện pháp hạ giá sách giáo khoa (SGK); thực hiện chính sách hỗ trợ hoặc trợ giá SGK với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, miền núi, vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số. Để giảm chi phí học tập, có thể cho học sinh mượn hoặc thuê SGK được không?