Xây dựng và ban hành 191 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Vừa qua, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức Hội nghị Sơ kết hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (KNNQG) nhằm xem xét, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, thách thức phải giải quyết và xác định giải pháp thúc đẩy hệ thống phát triển. Được cụ thể hóa tại Luật Dạy nghề năm 2006, các hoạt động tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG cho người lao động bắt đầu được triển khai từ năm 2008. Đến nay, 191 bộ tiêu chuẩn KNNQG đã được xây dựng và ban hành; biên soạn ngân hàng đề thi cho 84 nghề; thành lập 42 tổ chức đánh giá KNN, phân bố tại các vùng miền trọng điểm trên toàn quốc; tổ chức đánh giá KNN cho gần 45.000 người lao động trong cả nước và cấp chứng chỉ KNNQG cho hơn 38.000 lao động, trong đó có các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho nền kinh tế số
Theo nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn kinh tế số Việt Nam năm 2018, nền kinh tế thế giới đang thay đổi một cách sâu rộng dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Với hiệu suất kinh tế vượt trội, các mô hình kinh tế mới đang tạo ra những biến đổi căn bản trong hầu hết các ngành công nghiệp. Sự phát triển của các mô hình tổ chức và công nghệ hiện đại đặt ra vấn đề rất lớn về nguồn nhân lực. Dự báo, sẽ có khoảng 50% công việc tại các nước phát triển sẽ được thay thế bởi các quy trình tự động hóa trong 15 năm tới. Tại Việt Nam vì giá trị gia tăng của lực lượng lao động trong nước còn rất thấp so với mức trung bình của thế giới, do đó, nhu cầu đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số ngày càng trở nên cấp bách.
Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp vùng Tây Nguyên
Được tài trợ bởi Dự án BIPP, vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai chuỗi hoạt động hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Gia Lai và vùng Tây Nguyên. Chuỗi hoạt động gồm các sự kiện như: Hội thảo, tọa đàm về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Khảo sát thực tế các mô hình khởi nghiệp; Trao đổi các nội dung công nghệ, đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực: Nông nghiệp công nghệ cao; chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển chuỗi giá trị; tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho các nhóm khởi nghiệp, quản trị nguồn lực cho tổ chức khởi nghiệp… Sự kiện nhằm mở ra cơ hội hợp tác và giúp Sở Khoa học Công nghệ và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, khu vực Tây Nguyên...