Cho đi và nhận lại từ hoạt động tập huấn, bồi dưỡng

GD&TĐ - Tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là sự cho đi, nhận lại của giảng viên chủ chốt và học viên, tạo sự gắn kết trong triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh tại một khoá tập huấn, bồi dưỡng - thời điểm chưa có dịch Covid-19.
TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh tại một khoá tập huấn, bồi dưỡng - thời điểm chưa có dịch Covid-19.

Là một trong những cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán của huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), cô Hoàng Thị Tuyến – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Pố Lồ - bày tỏ: Tham gia các khoá tập huấn, bồi dưỡng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cô đã lĩnh hội được nhiều kiến thức mới, được học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp của mình.

Những gì lĩnh hội được từ các khoá tập huấn, bồi dưỡng, cô đều truyền đạt, tư vấn cho đồng nghiệp của mình, để cùng triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông giáo dục phổ thông mới.

Cô Tuyến cho biết, mô hình hỗ trợ đồng nghiệp tự bồi dưỡng trên hệ thống trực tuyến (LMS) có nhiều lợi ích cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và đại trà. Hình thức này không bị hạn chế thời gian, không gian, nhất là trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

“Chúng tôi có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng. Nếu gặp khó khăn có thể trao đổi với giảng viên của Học viện Quản lý giáo dục và các trường sư phạm để được hỗ trợ và cùng nhau tháo gỡ” – cô Tuyến cho hay.

Trực tiếp là báo cáo viên tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ hiệu trưởng, hiệu phó cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán; TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh – Khoa quản lý (Học viện Quản lý giáo dục) còn hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà thông qua nhiều hình thức như: Lập nhóm zalo để giải đáp những thắc mắc của học viên; lập các grup để trao đổi với học viên về các mô-đun; hỗ trợ học viên viên thông qua lớp học ảo….

Nhờ hoạt động bồi dưỡng này mà giảng viên chủ chốt cũng có điều kiện học hỏi và lĩnh hội được nhiều kiến thức từ những tình huống thực tiễn của học viên. “Với chúng tôi, đó là những bài học quý giá, giúp chúng tôi có thêm chất liệu để bổ sung vào bài giảng” - TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh bộc bạch và luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình, để xứng đáng với niềm tin tưởng, sự kỳ vọng của học viên.

Năm 2021 khoá tập huấn, bồi dưỡng được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với mô hình 7-2-7.
Năm 2021 khoá tập huấn, bồi dưỡng được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với mô hình 7-2-7.

PGS.TS Trần Hữu Hoan – Phó Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục cho biết, báo cáo viên là các giảng viên chủ chốt. Đây là đội ngũ vừa có năng lực chuyên môn, vừa có kinh nghiệm thực tiễn và được giao nhiệm vụ trực tiếp đứng lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.

Đội ngũ giảng viên chủ chốt được tập huấn kỹ lưỡng và sẽ là người thành lập các nhóm hoặc diễn đàn để giữ mối liên hệ với nhau, cùng nhau hỗ trợ trong quá trình tự bồi dưỡng.

Đặc biệt, việc gắn kết kiến thức, kĩ năng ở từng mô-đun với thực tiễn đặt ra yêu cầu đối với giảng viên, học viên phải đọc, xử lí thông tin một cách linh hoạt, khoa học, nhằm đảm bảo các đường hướng đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được chuyển tải một cách hiệu quả, sát thực và tinh gọn nhất.

Có thể nói, thông qua hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng giảng viên không chỉ “cho đi” những thông tin hữu ích mà còn được “nhận lại” nhiều bài học quý giá từ thực tiễn của học viên.

Đặc biệt, thông qua tập huấn, bồi dưỡng các mô-đun, giảng viên có điều kiện tương tác với mạng lưới hiệu trưởng, hiệu phó phổ thông ở nhiều tỉnh thành trên cả nước; tư đó thống nhất được quan điểm phát triển giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.