Chàng trai đất Mỏ xuất sắc lọt vào đội tuyển Olympic Vật lý

GD&TĐ - Lê Kỳ Nam, học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Hạ Long (Quảng Ninh) vừa xuất sắc vượt qua vòng tuyển chọn để góp mặt trong Đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Vật lý châu Á năm 2018 được tổ chức tại Hà Nội.
Chàng trai đất Mỏ xuất sắc lọt vào đội tuyển Olympic Vật lý

Trong số 8 gương mặt của đội tuyển Việt Nam tham dự Olympic Vật lý châu Á năm 2018 có Lê Kỳ Nam, học sinh lớp 12 chuyên Vật lý Trường THPT Chuyên Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Đây là lần đầu tiên Quảng Ninh có học sinh lọt vào đội tuyển dự thi Olympic Vật lý châu Á.

Theo thầy Trịnh Đình Hải- Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hạ Long, em Lê Kỳ Nam là học sinh rất chăm học, có tư duy nhanh nhạy, say mê môn vật lý, được thầy cô, bạn bè yêu mến. Hiện em đang trong giai đoạn tăng tốc, tập trung ôn luyện để có thể mang về thành tích cao nhất.

Nam đang sở hữu một bảng thành tích rất đáng nể. Đó là hai lần đạt giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn vật lý; HCV kỳ thi chọn học sinh chuyên Duyên hải Đồng bằng Bắc Bộ, HCV cuộc thi Olympic Vật lý Đại học Khoa học tự nhiên; HCB trại hè Hùng Vương...

Kỳ Nam cho biết: Em đã yêu thích và trở nên đam mê bộ môn Vật lý bởi tính ứng dụng của nó trong thực tế. Em được cô Phạm Minh Hằng, cô giáo dạy Vật lý hồi cấp 2 định hướng theo học môn này. Và cô Nguyễn Thu Hằng, cô giáo chủ nhiệm hiện nay tiếp tục truyền cảm hứng để theo đuổi nó.

Nói về phương pháp học để có hiệu suất cao, Kỳ Nam chia sẻ: Phương pháp học của em là chỉ đơn giản là học trong lúc đầu óc tập trung nhất, không cần học trong thời gian dài. Hàng ngày, em chỉ học khoảng 2 tiếng đồng hồ, không thức hôm thức khuya học bài.

Song song với việc tiếp thu kiến thức trên lớp từ các thầy cô, em thường xuyên tìm tòi, thực hành các thí nghiệm, tìm kiếm trên mạng các đề thi học sinh giỏi trong nước, khu vực và quốc tế để rèn luyện thêm.

Ngoài thời gian học tập, em luôn tạo cho mình thời gian đáng kể để giải trí như đánh cờ hoặc đọc các tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc như Tam Quốc diễn nghĩa...

Lê Kỳ Nam và các bạn lớp 12 chuyên Lý Trường THPT chuyên Hạ Long

Nhận xét về học trò của mình, cô Nguyễn Thu Hằng - cô giáo chủ nhiệm và cũng là giáo viên môn Vật lý trực tiếp giảng dạy Nam tại trường THPT chuyên Hạ Long chia sẻ: Ngay từ cấp hai, Kỳ Nam đã được đánh giá là một học sinh có khả năng đặc biệt về tư duy.

Nam không chỉ có khả năng về tư duy mà em còn có tính sáng tạo trong học  tập. Trong quá trình học đội tuyển, Nam luôn có ý thức giúp đỡ các em học sinh khóa dưới và học tập các anh chị khóa trên.

"Kỳ Nam là một học sinh thông minh, chăm chỉ và có khả năng đặc biệt về vật lý. Tôi tin chắc rằng với sự quyết tâm, nỗ lực và niềm đam mê, Kỳ Nam sẽ trở thành một kỹ sư giỏi có nhiều sáng kiến khoa học ứng dụng thiết thực vào đời sống như ước mơ của em".

Không chỉ là một học sinh xuất sắc, Lê Kỳ Nam còn là một lớp phó học tập gương mẫu của lớp, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Đặc biệt, Nam luôn nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ phương pháp học tập hiệu quả cho các bạn khi cùng học đội tuyển.

GS.TS. Hoàng Chí Bảo chia sẻ câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ.

Học sinh hào hứng nghe kể chuyện về Bác Hồ

GD&TĐ - Ngày 20/12, Trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức chương trình ý nghĩa chào mừng 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam với chủ đề “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”.
Thí sinh đội Team Try trong phần thi tại Vòng chung kết gen Z -Thế hệ dẫn đầu.

Thế hệ GEN Z nói gì về bình thường hóa Covid-19?

GD&TĐ -Với chủ đề “Xã hội có nên bình thường hoá việc mắc Covid-19”, các học sinh đến từ các trường THPT trên cả nước đã cùng đưa ra lập luận sắc bén để bảo vệ quan điểm tại vòng chung kết cuộc thi Gen Z - Thế hệ dẫn đầu
Dự án nước tưới Humic của Xuân Ðức (áo sáng) đã đạt giải Nhì cuộc thi khởi nghiệp Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội năm 2020. Ảnh: NVCC.

Nam sinh sáng chế nước tưới hữu cơ

GD&TĐ - Với mong muốn người dân đô thị có thể tự trồng rau sạch tại nhà, Lương Xuân Đức (Viện Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã sáng chế nước tưới hữu cơ Humic.