Cầu thủ Trung Quốc mua suất lên tuyển quốc gia?

GD&TĐ - Các cầu thủ Trung Quốc bất ngờ bị tố ‘mua suất lên tuyển’ và ‘cố tình chơi dưới sức’ để thua tuyển Việt Nam ở vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á.

Bình luận viên Liu Jianhong khiến người hâm mộ Trung Quốc "chết đứng" khi tiết lộ về góc khuất ở đội tuyển quốc gia.
Bình luận viên Liu Jianhong khiến người hâm mộ Trung Quốc "chết đứng" khi tiết lộ về góc khuất ở đội tuyển quốc gia.

Chuyến làm khách của tuyển Trung Quốc tại Mỹ Đình hôm 1/2 (tức Mùng 1 Tết Nguyên đán Nhâm Dần) vốn nhận được sự quan tâm đặc biệt của người hâm mộ 2 nước.

Chủ nhà Việt Nam chơi tốt hơn hẳn và chung cuộc thắng đội khách 3-1 trong khuôn khổ lượt trận thứ 8 bảng B vòng loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á.

Thất bại lịch sử trước tuyển Việt Nam khiến Wu Xi và các đồng đội nhận sự chỉ trích dữ dội từ người hâm mộ cũng như giới truyền thông nước nhà.

Phóng viên bóng đá Li Xuan từng tiết lộ gây sốc rằng, các cầu thủ Trung Quốc đã cố tình chơi dưới sức ở trận đấu đó để thua chủ nhà Việt Nam.

Tuy nhiên, tiết lộ gần nhất của bình luận viên nổi tiếng Liu Jianhong trên mạng xã hội Weibo còn khiến người hâm mộ Trung Quốc sốc hơn.

“Bạn biết không, thời điểm này suất vào đội tuyển quốc gia Trung Quốc có khung giá rõ ràng”, bình luận viên của đài CCTV tiết lộ: “Thậm chí, bạn chỉ cần chuyển khoản, rồi muốn ra sân bao nhiêu trận tùy thích”.

Liu Jianhong khẳng định, tình trạng đó không chỉ xuất hiện ở đội tuyển quốc gia, mà còn lan rộng ra nhiều cấp độ khác nhau. Nó đã trở thành công cụ kiếm tiền của những người làm công tác huấn luyện.

“Có phụ huynh từng nhắn tin cho tôi kể rằng ông có cậu con trai chơi bóng rất khá. Cậu bé làm quen với trái bóng từ khi 6 tuổi. Lúc ông gửi con đến học viện thi năng khiếu thằng bé khiến các nhà tuyển trạch vô cùng hài lòng bởi kỹ năng của nó”, bình luận viên Liu tiếp tục: “Thế nhưng, đến buổi tối hôm ấy, một huấn luyện viên đã liên lạc để ra giá với ông bố. Sau đó, ông đã phải bỏ cuộc vì hiểu rằng nếu muốn con trai theo con đường đá bóng chuyên nghiệp sẽ phải chi ra số tiền rất lớn”.

Tiết lộ ‘chấn động’ của bình luận viên Liu Jianhong khiến tờ Sohu rút ra "kết luận": “Cho nên, ngay cả siêu sao Lionel Messi hay Cristiano Ronaldo cũng khó cứu nổi bóng đá Trung Quốc khi nền bóng đá trong nước đang bị nhấn chìm bởi những quy định bất thành văn”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.