Báo Trung Quốc khuyên đội nhà nhập tịch cầu thủ… Việt Nam

GD&TĐ - Tờ TT Plus (Trung Quốc) bất ngờ khuyên đội nhà nên nhập tịch các cầu thủ Việt Nam thay vì Brazil như hiện tại.

Tiến Linh mừng bàn thắng nâng tỷ số lên 2-0 khi đối đầu Trung Quốc tối 1/2.
Tiến Linh mừng bàn thắng nâng tỷ số lên 2-0 khi đối đầu Trung Quốc tối 1/2.

Nhằm thực hiện tham vọng ‘dự tất cả các kỳ World Cup’ nên thời gian qua Trung Quốc ồ ạt nhập tịch và chủ yếu là các ngôi sao gốc gác Brazil.

Bất chấp điều đó, Trung Quốc vẫn phải ‘phơi áo’ 1-3 trước tuyển Việt Nam tại Mỹ Đình ở vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á tối 1/2.

Trung Quốc thất bại với chính sách nhập tịch.

Trung Quốc thất bại với chính sách nhập tịch.

Quá thất vọng, nhà báo Liang Ximing đề xuất tuyển Trung Quốc nên thay đổi chính sách nhập tịch và thậm chí có thể hướng tới nhập tịch cầu thủ Việt Nam.

“Nếu dựa vào nội lực phải bắt đầu từ công tác đào tạo trẻ”, tác giả Liang Ximing viết: “Nhưng điều này cần từ 10-20 năm mới có thể thu hoạch. Quãng thời gian ấy có ít nhất 2 kỳ World Cup và 3 lần giải Asian Cup được tổ chức”.

Từng phản đối chính sách nhập tịch nhưng trong bối cảnh hiện tại, nhà báo Liang Ximing thừa nhận để bóng đá Trung Quốc mạnh hơn phải dựa cả vào ngoại lực.

“Thực tế, các cầu thủ Trung Quốc ngày càng thi đấu kém cỏi nên giải pháp tốt nhất bây giờ là nhập tịch”, tác giả Liang Ximing nhận định: “Chúng ta cần thuê huấn luyện viên Hàn Quốc và nhập tịch số lượng lớn cầu thủ từ Hàn Quốc hay Việt Nam”.

Liang Ximing nhấn mạnh trong vòng 10 năm nữa Trung Quốc không nên sử dụng huấn luyện viên nội: “Không phải vì họ không có chuyên môn mà hay bị tác động bởi yếu tố tình cảm, lợi ích cá nhân hay yếu tố địa phương”.

Tác giả Liang Ximing còn nhìn sang công tác đào tạo trẻ của Việt Nam và Hàn Quốc mà buồn cho bóng đá Trung Quốc: “Công tác đào tạo trẻ của Trung Quốc ngày càng yếu kém. Trẻ em Trung Quốc không còn mặn mà với việc chơi bóng và điều này trái ngược hoàn toàn với Việt Nam và Hàn Quốc”.

Nhấn mạnh Việt Nam và Hàn Quốc đều có văn hoá tương đồng với Trung Quốc: “Vậy, tại sao chúng ta phải nhập tịch các cầu thủ Brazil mà không lựa chọn nhập tịch các cầu thủ Hàn Quốc hay Việt Nam?”, tác giả đặt câu hỏi.

Còn về huấn luyện viên, tác giả của tờ TT Plus dẫn chứng kể từ năm 1990 đã có nhiều người Hàn Quốc tới Trung Quốc làm việc và thành danh.

“Chúng ta đã chứng kiến làn sóng huấn luyện viên Hàn Quốc tới Trung Quốc làm việc như Cha Bum-kun, Park Jong-hwan, Jang Soo-lee, Choi Kang-hee, Kim Jong-kun, Hong Myeong-bo hay Cui Kangxi”, tác giả nhấn mạnh: “huấn luyện viên Cui Kangxi đã từng giúp Shanghai Shenhua vô địch cúp quốc gia Trung Quốc, từng 2 lần vô địch AFC Champions League và được đánh giá là một trong những nhà cầm quân hay nhất châu Á”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.