Cần lắm những sẻ chia...

Cần lắm những sẻ chia...

(GD&TĐ) - Bốn năm với sự tham gia của 23 trường đại học trong nước và 22 trường đại học lớn trên thế giới để triển khai thực hiện 35 chương trình tiên tiến. Một thời gian không dài nhưng đã đem lại những hiệu quả tích cức đó là tích lũy kinh nghiệm trong đổi mới quản lý, tạo lập cơ chế, áp dụng chương trình và phương pháp giảng dạy mới, công nghệ đánh giá hiện đại.

Hay nói cách khác, chúng ta đã học và tiếp cận được với các đối tác nước ngoài đến từ những đại học có uy tín, được xếp hạng trong top 200 theo bảng xếp hạng của US News, từ nội dung các chương trình đào tạo, giáo trình, hoạt động nghiên cứu khoa học… cũng như việc kiểm định chất lượng, và đặc biệt là việc đổi mới cách dạy và học của giảng viên, theo những chuẩn mực của các đại học tiên tiến mà các trường hợp tác.

Những ý kiến mà “Diễn đàn: Chương trình tiên tiến hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo” do Báo GD&TĐ thực hiện nhận được từ các tác giả là các nhà quản lý giáo dục đại học đến từ các nhà trường cả trong và ngoài Chương trình tiên tiến, của những giáo sư nước ngoài trực tiếp tham gia đứng lớp.

Cho dù vẫn còn có nhiều khó khăn do những yếu tố khách quan từ nguồn lực thì các nhận định đều khẳng định tính thành công của Chương trình, trong đó đánh giá cao khả năng tiếp thu của sinh viên, những lợi ích thiết thực đem lại từ Chương trình tiên tiến. Đã có nhiều bài học kinh nghiệm được đưa ra nhằm chủ động khắc phục những hạn chế trên, như: Việc chọn đối tác mạnh và nỗ lực lớn của nhà trường (Đại học Ngoại thương), Những kinh nghiệm hay ở Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội); Kinh nghiệm cùng giáo sư nước ngoài đưa sinh viên ra đồng (Đại học Nông nghiệp Hà Nội). Đặc biệt GS. Evan Goldstein đến từ Đại học Washington đã có bài viết đánh giá hết sức sâu sắc về hiệu quả thiết thực mà Chương trình đem lại.

 

Giáo dục đại học đang trong nỗ lực đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo. Cho dù chưa được như mong muốn, nhưng với 4 năm, một Đề án đổi mới giáo dục mà có được những kết quả như vậy chứng tỏ những người làm Chương trình đã có những nỗ lực rất lớn. Từ thành công này, cần phải tính tới việc sẻ chia và nhân rộng những kinh nghiệm hay, những nội dung chương trình, giáo trình tốt để làm nên sức lan tỏa của Chương trình – một trong những mục đích chính đã đề ra. Thực tế cho thấy, nhiều nhà trường đã nhận thấy “sự đồng hướng lợi ích” từ Chương trình. Trên Diễn đàn, ý kiến của đại diện Trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng), đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà trường khi cho rằng: “Chương trình tiên tiến” không thể là “của riêng” của các trường được Bộ GD&ĐT chọn tham gia, cần phải được coi là “tài sản” chung để không cứ những trường tham gia Chương trình tiên tiến mà các nhà trường trong và ngoài công lập đều có thể tham khảo, học tập.

Còn nhớ, khi đánh giá về việc thực hiện các Chương trình tiên tiến, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận yêu cầu Chương trình cần phải có khả năng nhân rộng. Từ 35 chương trình này nhân rộng ra các chương trình khác, ra các trường khác... Về lâu dài, chương trình tiên tiến phải “sống” tốt và “sống” một cách tự chủ độc lập, trở thành nhân tố đầu tàu để kéo những toa tàu khác. Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo các trường phải thành lập các website riêng để giới thiệu rộng rãi về Chương trình tiên tiến. Tiếc rằng cho đến nay, việc tìm các website của các Chương trình tiên tiến ít trường làm tốt, ở nhiều trường thì khó thấy, nếu thấy thì rời rạc và nói cho đúng là thực sự chưa có sự quan tâm đúng mức.

Đúng là không thể coi những kết quả thu được từ Chương trình tiên tiến là “tài sản” riêng của các nhà trường được. Chương trình tiên tiến cần phải được sẻ chia và nhân rộng những kinh nghiệm hay, những giáo trình tốt, để Chương trình tiên tiến có sức lan tỏa rộng lớn hơn, đem lại lợi ích nhiều hơn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các nhà trường. Và thực chất là việc làm này không khó, nếu các trường chủ động đưa các nội dung lên website trường mình. Nhưng vấn đề đặt ra là các nhà trường được thụ hưởng Đề án chương trình tiên tiến có sẵn sàng “mở lòng” hay không. Có lẽ điều này lại phải chờ thời gian, và có khi phải bằng một quyết định hành chính.

Dư Khương

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.