Cần chính sách, cơ chế phù hợp cho phát triển khoa học công nghệ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cần có những chính sách và cơ chế phù hợp, tạo động lực để hoạt động khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển.  

Cần chính sách, cơ chế phù hợp cho phát triển khoa học công nghệ.
Cần chính sách, cơ chế phù hợp cho phát triển khoa học công nghệ.

Rào cản từ cơ chế

Theo TS Nguyễn Hương Quỳnh- Vụ Khoa học, Công nghệ & Môi trường, Bộ GD&ĐT: hoạt động quản lý KHCN trong các trường đại học là nhiệm vụ có nhiều thách thức. Cụ thể, nguồn tài chính để triển khai phụ thuộc vào nguồn thu của các trường đại học, những hạn chế về nguồn lực tài chính, con người cũng như cơ chế quản lý... đã dẫn đến hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học dưới mức tiềm năng và không hiệu quả, lãng phí.

Theo TS Nguyễn Hương Quỳnh: Hoạt động khoa học công nghệ cần được xem như tiêu chí hàng đầu trong đánh giá và xếp hạng các trường đại học. Do đó, cần nâng cao năng lực quản lý khoa học & công nghệ trong trường đại học.

Cùng đó có thể kể ra một số vấn đề bất cập trong quản lý khoa học hiện nay ở các trường đại học như: Việc xác định và tổ chức thực hiện các đề tài KHCN chưa thực sự gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

Bản thân nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, phát triển và hội nhập có nhiều vấn đề cần được tiến hành nghiên cứu nhưng với nguồn lực có giới hạn nên việc ưu tiên và chú trọng vào một số vấn đề là cần thiết.

Mặt khác, việc phân định quyền hạn và trách nhiệm của các ngành, cấp trong xác định nhiệm vụ KHCN chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng trùng lặp các vấn đề nghiên cứu giữa các trường là không thể tránh khỏi.

Cần có cơ chế, chính sách phù hợp tạo động lực cho KHCN trong trường đại học.

Cần có cơ chế, chính sách phù hợp tạo động lực cho KHCN trong trường đại học.

Các chủ đề nghiên cứu chủ yếu được đề xuất từ cá nhân các trường, trong một số trường hợp có khả năng phát huy tính sáng tác của đội ngũ các nhà khoa học nhưng làm cho các đề tài nghiên cứu bị phân tán, dàn trải không có tính bổ sung cho nhau, thậm chí cản trở thực hiện các dự án lớn có tầm chiến lược, mang tính nền tảng hoặc định hướng lâu dài.

Ngoài ra, tiêu chuẩn lựa chọn và tổ chức lựa chọn các đề tài, chuyên gia tham gia các hội đồng tư vấn còn nhiều bất cấp, chưa thực sự khách quan, còn mang nặng tư tưởng xin cho.

Chính sách chưa tạo động lực

Có thể thấy, tới nay cơ chế chính sách tài chính chưa thực sự tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho các trường và cá nhân hoạt động KHCN.

Thách thức lớn nhất đối với công tác quản lý là phải tìm được sự dung hòa giữa một bên là đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của các nhà khoa học trong việc thực hiện chi tiêu, đảm bảo hiệu quả và bên kia là khả năng kiểm soát của các nhà quản lý tài chính trong việc đảm bảo rằng các khoản chi đúng mục đích và tiết kiệm. Các văn bản được thiết kế thiên về quản lý nhà nước thực hiện kiểm soát các khoản chi tiêu cho KHCN.

Các khoản chi thường được chia nhỏ thành nhiều hạng mục chi tiết, có định mức chi cụ thể, rõ ràng. Các định mức quá cụ thể và chi tiết này làm cho vấn đề quản lý trở nên cứng nhắc, dễ bị lạc hậu sau một thời gian áp dụng. Thậm chí nhiều định mức chi tiêu không thực sự hợp lý, mang nặng tính chủ quan vì bản thân các cơ quan quản lý thường đưa ra các định mức chi thấp để đảm bảo nguyên tắc “tránh lãng phí”.

Hoạt động khoa học công nghệ cần được xem như là chỉ tiêu hàng đầu trong đánh giá và xếp hạng các trường đại học.

Hoạt động khoa học công nghệ cần được xem như là chỉ tiêu hàng đầu trong đánh giá và xếp hạng các trường đại học.

Các quy định cứng không cho phép bất kỳ sự linh hoạt nào so với dự toán ban đầu đã làm cho các trường và chủ nhiệm đề tài gặp khó khăn trong xử lý chi phí phát sinh, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và thời gian dành cho chuyên môn bởi vì không có một bản kế hoạch hay dự toán nào có thể lường trước tất cả mọi vấn đề.

Chế độ làm việc và thu nhập hiện nay ở các trường đại học chưa thể tạo động lực để các giảng viên tập trung vào nghiên cứu khi chế độ trả lương, thưởng dựa chủ yếu vào giờ giảng dạy chứ không phải giờ nghiên cứu khoa học.

Đơn cử như quy định về việc thực hiện giờ chuẩn trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nếu giảng viên không thực hiện đủ giờ nghiên cứu khoa học thì sẽ được thay thế bằng giờ giảng nhưng nếu giờ giảng không đủ, cho dù giảng viên có thừa bao nhiêu giờ nghiên cứu khoa học thì vẫn không thể được xem là hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc biệt, mức lương của giảng viên vẫn còn thấp về định lượng và cứng nhắc về cơ chế dẫn đến sự phức tạp và thiếu minh bạch nên vẫn tập trung chính vào giảng dạy để có thu nhập.

"Quy định quá chi tiết còn dẫn tới sự rườm rà trong thủ tục và giấy tờ để minh chứng cho các khoản chi. Bản thân các các chủ nhiệm đề tài không nắm hết được quy định mang tính hành chính trong khi hầu hết ở các trường chưa có một bộ phận chuyên trách theo dõi, hướng dẫn công việc này. Điều đó đã tạo áp lực không nhỏ cho các nhà nghiên cứu về cả thời gian và vật chất, ảnh hưởng tới chất lượng các công trình nghiên cứu. Điều này cũng không hiệu quả trong việc giám sát lại cho việc xác minh tính hợp lệ của các giấy tờ minh chứng...", TS Nguyễn Hương Quỳnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.