Cách đơn giản phòng bệnh tiểu đường ở trẻ

GD&TĐ - Trẻ mắc bệnh đái tháo đường không chỉ có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của con bạn mà còn có thể gây ra các biến chứng ngắn và dài hạn.

Đái tháo đường ở trẻ. rất nguy hiểm (hình minh họa)
Đái tháo đường ở trẻ. rất nguy hiểm (hình minh họa)

Lối sống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều đường và lười vận động là một trong những tác nhân gây ra bệnh đái tháo đường ở trẻ. Những lưu ý sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ phòng tránh căn bệnh đái tháo đường với con em mình.

Đái tháo đường trẻ em 

Đái tháo đường trẻ em là bệnh nội tiết không phổ biến như người lớn, tỷ lệ mắc vào khoảng 10% tổng số những người bị đái tháo đường. Đái tháo đường trẻ em gặp chủ yếu là đái tháo đường týp 1, số còn lại là đái tháo đường typ 2 gặp ở trẻ béo phì và thừa cân hoặc trong 1 số hội chứng khác.

Lối sống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều đường và lười vận động là một trong những tác nhân gây ra bệnh đái tháo đường. Trẻ em mắc bệnh tiểu đường thường có thể xác định bằng một số triệu chứng lâm sàng.

Các triệu chứng bao gồm sụt cân nghiêm trọng mặc dù ăn nhiều, đi tiểu thường xuyên và thói quen đái dầm tiếp tục. Ngoài các triệu chứng trên, bạn cũng cần chú ý xem trẻ có dễ mệt mỏi, bị nhiễm nấm hay không, vết thương chậm lành, mắt mờ, ngứa và khô da, thường xuyên cảm thấy kim châm ở chân.

Nếu không được kiểm soát, bệnh không chỉ có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của con bạn mà còn có thể gây ra các biến chứng ngắn và dài hạn.

Kích thích con ăn nhiều rau quả qua sắc màu

Để tránh cho con mắc bệnh đái tháo đường, cha mẹ cần giảm bớt hoặc chấm dứt thói quen đưa trẻ đến các nhà hàng bán đồ ăn vặt. Chấm dứt nuông chiều con uống những đồ có đường được đóng gói trong bao bì hấp dẫn. Hãy cho con ăn những thực phẩm tự chế biến hoặc chọn thực phẩm lành mạnh hơn.

Con trẻ luôn bị hấp dẫn bởi màu sắc, vì vậy hãy kích thích chúng ăn rau quả bằng trò chơi màu sắc. Giảng cho chúng về màu sắc khác nhau có nghĩa là lượng chất dinh dưỡng có trong trái cây và rau quả khác nhau để tạo nên một cơ thể khỏe mạnh.

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, hãy đảm bảo cung cấp nhiều loại trái cây và rau quả với nhiều màu sắc mỗi ngày. Hãy tạo trò chơi ngay trong bữa ăn. Chơi với màu sắc có thể là một cách thú vị để con bạn yêu thích trái cây và rau quả.

Khuyến khích hoạt động thể chất

Hãy thử khuyến khích con bạn chơi hoặc thực hiện các hoạt động thể chất tiêu hao nhiều năng lượng, chẳng hạn như bơi lội, nhảy dây, hoặc thử các trò chơi trong công viên, vườn nhà. Những hoạt động như vậy sẽ giúp trẻ cảm thấy đói.

Khi sự thèm ăn của chúng tăng lên, chúng sẽ ít kén ăn hơn và sẽ ăn bất kỳ thức ăn nào trước mặt chúng. Lúc này, đĩa rau củ quả bày trước mặt sẽ được chúng ăn ngon lành hơn.

Thay đổi cách trình bày 

Thay đổi cách trình bày không chỉ có nghĩa là làm cho món ăn trông hấp dẫn hơn mà còn thay đổi hình dạng, kết cấu và hương vị món ăn.

Bạn có thể thử làm thịt viên gồm hỗn hợp thịt và nhiều loại rau khác nhau. Khi trẻ đã quen, hãy thử tăng khẩu phần rau và giảm thịt từng chút một. Đối với bữa ăn nhẹ, bạn có thể cho con ăn bánh cà rốt, bánh mì chuối hoặc kem trái cây.

Ít khẩu phần hơn, nhiều giờ ăn hơn

Tránh ép trẻ ăn hết những gì bạn muốn vì sẽ chỉ khiến trẻ thêm căng thẳng. Thay vì ăn một đĩa to, bạn có thể giảm khẩu phần và tăng thêm bữa ăn trong ngày. Bằng cách đó, con bạn có thể dễ dàng ăn hết số thức ăn mà bạn dự định.

Giáo dục qua hình ảnh

Bạn có thể tải nhiều clip trên youtube về hình ảnh và cuộc sống khó khăn của trẻ bị tiểu đường cho con xem. Tác động trực diện bằng cách này sẽ giúp con hiểu được tác hại nếu mắc phải. Việc đi lại khó khăn, cơ thể xấu xí, ốm đau, phải uống thuốc…. của bệnh nhân tiểu đường sẽ làm chúng sợ hãi và từ đó, có thể sẽ dễ dàng tuân thủ theo sự chỉ dẫn của cha mẹ hơn.

Theo Allprodad

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.