Các quán quân Olympia về nước sau du học: Muốn được làm gì đó cho quê hương!

GD&TĐ - Theo thống kê, 2/19 quán quân Đường lên đỉnh Olympia trở về nước sau khi du học. Những người còn lại chọn định cư, làm việc, lập gia đình ở nước ngoài...

Quán quân ‘Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20.
Quán quân ‘Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20.

Mong muốn được làm gì đó cho quê hương

Nhiều người mong muốn rằng, sau khi đi du học, được trải nghiệm về kiến thức, kinh nghiệm ở nước ngoài, những quán quân "đường lên đỉnh Olympia" sẽ về nước để đóng góp công sức trong sự nghiệp phát triển của quốc gia.

Tuy nhiên, có luồng ý kiến lại cho rằng, họ ở lại đều có lý do, và việc ở lại cũng vẫn có thể đóng góp cho đất nước, chứ không nhất thiết phải về nước. Đồng thời, sự có mặt của họ ở nước ngoài cũng góp phần khẳng định được tài năng của người Việt trên trường quốc tế.

Chỉ có 2 trong số 19 quán quân trở về nước khi du học. Đó là Lương Phương Thảo, quán quân Olympia năm thứ 3. Cô là học sinh THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long cũng là nhà vô địch Olympia hiếm hoi trở về nước sau khi du học ở Úc.

Quán quân Olympia năm thứ 3 Lương Phương Thảo.
Quán quân Olympia năm thứ 3 Lương Phương Thảo.

Với học bổng 35.000 USD nhưng Lương Phương Thảo lại từ chối nhập học Đại học Kỹ thuật Swinburne thay vào đó, Thảo lại chọn Đại học Monash để theo học ngành Kinh doanh quốc tế và Marketing. Khi đã hoàn thành bằng thạc sĩ tại Úc, Phương Thảo đã trở về nước làm việc.

Đối với Lương Phương Thảo, việc trở về một phần vì mong muốn được làm gì đó cho quê hương, phần vì muốn ở gần gia đình và người thân, để công sức của mình trở lên có ý nghĩa.

Hiện, cô có cuộc sống ổn định, tuy nhiên không chia sẻ rộng rãi thông tin trên mạng xã hội.

Cùng suy nghĩ trở về với Thảo là Lê Viết Hà – Quán quân Olympia năm thứ 7. Hà là cựu học sinh THPT chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi, là quán quân Đường lên đỉnh Olympia thứ 2, trở về nước sau khi du học từ tháng 12/2017.

Lê Viết Hà - Quán quân Olympia năm thứ 7.
Lê Viết Hà - Quán quân Olympia năm thứ 7.

Nhận được học bổng, anh chàng cũng theo Úc du học và đây cũng là người duy nhất có 2 bằng cử nhân xuất sắc tại Đại học Kỹ thuật Swinburne với ngành Công nghệ Robot và ngành Khoa học Máy tính.

Sau đó, Lê Viết Hà tiếp tục học lên bậc thạc sĩ tại Đại học Deakin, Úc, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Trở về với tấm bằng danh giá, Lê Viết Hà tập trung vào công việc phù hợp với lĩnh vực mà mình đã nghiên cứu, học tập ở nước ngoài.

Đối với anh, sự trở về này vô cùng có ý nghĩa khi được làm việc tại môi trường năng động, sáng tạo và có nhiều chính sách giữ chân người tài. Anh cũng cho rằng, đây là một trong những yếu tố để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng và giữ được người có năng lực làm việc lâu dài, có khả năng cống hiến tốt.

Lý do để trở về

Mặc dù vẫn đang theo học ở Úc nhưng Trần Thế Trung – Quán quân Olympia năm thứ 19 khẳng định sẽ về nước sau khi hoàn thành chương trình học tập.

Trần Thế Trung.
Trần Thế Trung.

Vốn là thủ khoa đầu vào lớp chuyên Lý của trường chuyên Phan Bội Châu tỉnh Nghệ An, Trung được các thầy cô tin chọn tham gia vào đội tuyển để dự thi học sinh giỏi Quốc gia. Tuy nhiên với giấc mơ Olympia đang dang dở, nam sinh đã từ chối tất cả để dự thi Olympia.

Thế Trung cho biết: "Tất nhiên, những anh chị đi du học và ở lại nước ngoài cũng có cách riêng để xây dựng đất nước. Nhưng với riêng em, em có lý do để quay về. Có thể bởi em sinh ra trong gia đình truyền thống cách mạng, ông em là Trưởng khoa lịch sử Đảng, bố em là sỹ quan quân đội và mẹ em lại là một giáo viên dạy chính trị nên từ nhỏ em luôn mong ước được gắn bó với quê hương, đất nước mình"...

Từng gây tranh cãi khi “suýt” đạt ngôi vị quán quân bởi đáp án của Ban tổ chức đưa ra có nhiều nhận định trái chiều, Thân Ngọc Tĩnh là thí sinh khiến khán giả tiếc nuối cho đến tận bây giờ.

Thân Ngọc Tĩnh là cựu học sinh trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM. Sau khi tốt nghiệp, 9X từng làm việc cho một công ty lĩnh vực tài chính tại Singapore. Hiện, Á quân này đã về nước và công tác tại TP. HCM.

Ngọc Tĩnh chia sẻ: "Hồi mình quyết định rời khỏi nước Úc thì đâu đó cũng có chút tác động từ bên ngoài. Lúc mình tốt nghiệp năm 2016, thị trường lao động khá ảm đạm, cơ hội ở lại vẫn có nhưng phải chấp nhận đánh đổi một số thứ khác, mình không đồng ý đánh đổi nên đã quay trở về. Khi quay trở về, mình lại có niềm tin vào sự phát triển của đất nước".

Trong mùa Olympia lần thứ 20 vừa kết thúc, Nguyễn Thị Thu Hằng (THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) là nữ sinh vô địch Đường lên đỉnh Olympia sau 9 năm. Sau cuộc thi, em nói rất vui mừng và tự hào khi đã mang vòng nguyệt quế về cho quê hương Ninh Bình.

Tạm thời thưa có ý định gì vì cần lại thời gian để cân bằng lại cuộc sống sau chiến thắng này, cô gái này cho rằng, việc các anh chị chọn lựa ở lại hay về nước đều có những lý do riêng. Còn đối với cô: "Chiếc vòng nguyệt quế vô cùng có ý nghĩa với em và gia đình. Em có ước mơ làm một công việc về nghiên cứu khoa học nhiều hơn".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ