Các nước Đông Á đón Tết Trung thu thế nào?

Đối với người dân tại một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Trung thu là một trong những ngày lễ lớn được mong đợi trong năm.

Các nước Đông Á đón Tết Trung thu thế nào?
Bánh dày Dango và cỏ bạc trong mâm cúng Trung thu của người Nhật Bản
Bánh dày Dango và cỏ bạc trong mâm cúng Trung thu của người Nhật Bản

Tết Trung thu, ngày lễ truyền thống đặc biệt không chỉ ở Việt Nam mà còn với nhiều nước tại châu Á. Chúng ta hãy cùng xem các quốc gia tại khu vực Đông Á đón Tết Trung thu như thế nào.

Tết Trung thu tại Trung Quốc

Đối với người Trung Quốc, tết Trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, cùng nhau ăn bánh và ngắm trăng. 

Giống như người Việt Nam, bánh Trung thu là điều không thể thiếu của người Trung Quốc, bánh Trung thu cũng là biểu tượng cho sự đoàn tụ gia đình. Chiếc bánh sẽ cắt thành những miếng tương đương với số thành viên trong gia đình.

 - 1

Đường phố tại Bắc Kinh tràn ngập đèn lồng trong dịp Tết Trung thu

Người Trung Quốc quan niệm thắp đèn lồng và múa rồng lửa trong dịp tết Trung thu sẽ mang lại may mắn và xua đi những điều không tốt. 

Bên cạnh đó, với diện tích rộng lớn, mỗi một vùng miền tại Trung Quốc lại có những cách đón Trung thu khác nhau như: lễ “Hiến tế mặt trăng và mời thần linh” của người dân tộc Choang ở tỉnh Quảng Tây vào tối 15/8 âm lịch, tục đuổi theo mặt trăng vào đêm rằm của người Mông Cổ ...

Tết Trung thu tại Hàn Quốc:

Tết Trung tại Hàn Quốc và Triều Tiên được gọi là Chuseok hay ngày Lễ Tạ ơn, đây cũng là ngày lễ được mong đợi nhất của người dân trong tháng 8.

 - 2

Mâm cúng tổ tiên của người Hàn Quốc trong ngày Tết Trung thu (hay còn gọi là Chuseok)

Vào ngày này các gia đình thường sửa soạn mâm cỗ cúng tổ tiên để cảm ơn vì đã cho họ mùa màng bội thu. Lễ hội Chusoek thường bắt đầu vào tối ngày 14 và kết thúc vào ngày 16/8 âm lịch. 

Người dân Hàn Quốc được nghỉ 3 ngày trong dịp lễ này. Lễ Chuseok cũng là dịp để các gia đình tỏ lòng thành kính với tổ tiên bằng cách đi thăm mộ ông bà.

Vào buổi tối, những đứa trẻ sẽ được mặc hanbok (một loại quần áo truyền thống của người Hàn Quốc) và nhảy múa dưới ánh trăng.

 - 3

Bánh Songpyeon của người Hàn Quốc trong ngày Trung thu

Loại bánh truyền thống của người Hàn Quốc trong dịp lễ Trung thu là “Songpyeon”. Nếu như tại Việt Nam và một số quốc gia khác, trăng tròn là biểu tượng cho sự viên mãn, thì với người Hàn Quốc, trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng, bởi nó tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. 

Đây chính là lý do khiến bánh Songpyeon có hình bán nguyệt. Bánh Songpyeon thường được làm từ gạo, đậu, hạt vừng và hạt dẻ.

Trung thu tại Nhật Bản:

Trung thu tại Nhật Bản còn được gọi là Tsukimi hay Otsukimi.

 - 4

Mâm cúng thường được đặt ở nơi có thể thấy được mặt trăng rõ nhất

Loại bánh không thể thiếu trong ngày Tsukimi là bánh dày Dango. Theo truyền thống của người Nhật Bản, bánh dày Dango là món ăn ưa thích của thỏ ngọc và hình ảnh thỏ ngọc ăn bánh dày đã trở thành biểu tượng trong dịp Tết Trung thu. 

Bánh Dango được làm từ bột gạo và có hình tròn. Vào lễ Trung thu, bánh Dango được xếp theo hình tam giác trên kệ gỗ. Bên cạnh đó, cùng với bánh Dango, người Nhật Bản sẽ thắp hương những loại quả như táo, lê, hồng, hạt dẻ...

 - 5

Bánh dày Dango và cỏ bạc trong mâm cúng Trung thu của người Nhật Bản

Cỏ bạc cũng là điều không thể thiếu trong mâm cúng của người Nhật Bản. Nó tượng trưng cho sự xuất hiện của mùa thu trong văn hóa truyền thống của Nhật Bản và có ý nghĩa xua đuổi những điều xấu xa. 

Trong ngày Tsukimi, lễ cúng mặt trăng sẽ được đặt trong sân nhà, bên cạnh cửa sổ, hay những nơi nào thấy mặt trăng rõ nhất. Vào ngày lễ này, các trò chơi được ưa thích là đấu vật hay kéo co.

Theo khampha.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...