(GD&TĐ)-Các chương trinh bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục được ban hành theo QĐ 382/QĐ- BGD&ĐT ngày 20/1/2012 của Bộ GD&ĐT được đánh gía cao và đã đi vào cuộc sống.
Một lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục |
Theo báo cáo của Học viện Quản lý giáo dục, 28 lớp với 1428 học viên đến từ gần 1000 cơ sở giáo dục đã được tham gia bồi dưỡng trong năm 2012 chương trình QĐ 382. Trong đó, bồi dưỡng cán bộ quản lý mầm non 5 lớp với 236 học viên; bồi dưỡng cán bộ quản lý tiểu học 5 lớp với 189 học viên; bồi dưỡng cán bộ quản lý trung học cơ sở 5 lớp với 177 học viên; bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông: 7 lớp với 437 học viên; bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú: 1 lớp với 45 học viên; bồi dưỡng cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên 1 lớp với 60 học viên; bồi dưỡng cán bộ quản lý khoa, phòng trường ĐH, CĐ 3 lớp với 267 học viên; bồi dưỡng cán bộ quản lý sở/phòng GD&ĐT: 1 lớp với 17 học viên
Duy nhất chương trình bồi dưỡng: Cán bộ quản lý trường trung cấp chuyên nghiệp đến tháng 3/2013 sẽ triển khai tổ chức mở lớp đầu tiên.
Việc đánh giá kết quả được thực hiện thông qua các bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Cuối khóa học, các học viên hoàn thành tiểu luận với nội dung chủ yếu là đề xuất các giải pháp phát triển giáo dục, do đó đã tránh được sự sáo rỗng, sao chép và thiếu thực tế.
100% học viên được bồi dưỡng đã hoàn thành khóa học và được cấp chứng chỉ theo quy định. Hầu hết các học viên đều đánh giá cao nội dung bồi dưỡng, chương trình cấu trúc gọn, khoa học, lô gíc; đồng thời khẳng định, nội dung bồi dưỡng CBQLGD là cần thiết, bổ ích, thiết thực, những kiến thức được bồi dưỡng có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý của các cơ sở giáo dục. Năm 2013, Học viện phấn đấu đạt 4500 học viên tham các chương trình bồi dưỡng tăng 120% so với năm 2012
Năm 2013 là năm bản lề thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2012-2020; Chương trình hành động của Bộ GD&ĐT thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, trong bối cảnh mới với những biến đổi sâu sắc về KT-XH, công tác QLGD cần được quan tâm hơn lúc nào hết; đòi hỏi QLGD hướng đến mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu là nâng cao chất lượng “phát triển nhân cách, năng lực” của con người Việt Nam trong giai đoạn mới.
Lập Phương