Bụi bẩn trong nhà có thể gây ung thư

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều hóa chất có liên hệ mật thiết với bệnh ung thư, đặc biệt là khi chúng được tìm thấy trong bụi bẩn ở chính ngôi nhà của bạn.

Bụi bẩn trong nhà có thể gây ung thư

Những hạt bụi tích tụ trên giá sách của bạn có vẻ như vô hại. Nhưng theo một nghiên cứu mới trên tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi trường của Mỹ, chúng có nhiều khả năng khiến bạn tiếp xúc với các hóa chất có hại, bao gồm cả chất chống cháy và phthalates (một nhóm hóa chất được sử dụng để làm mềm và tăng tính linh hoạt của nhựa).

Theo tạp chí Consumer Reports, các nhà nghiên cứu cho biết những hóa chất này có trong bụi bẩn và liên quan đến một số căn bệnh nghiêm trọng như hen suyễn, ung thư hay những thay đổi về nội tiết tố và các vấn đề phát triển, sinh sản ở con người.

Nghiên cứu trên được thực hiện bởi tiến sỹ Ami R. Zota của Đại học George Washington, Mỹ. Một điều đáng lưu ý rằng trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh hơn so với người lớn do có hệ miễn dịch yếu, cũng như hay tiếp xúc và thậm chí là nuốt bụi bẩn vào trong bụng.

Zota và đồng nghiệp của mình đã xem xét lại những thông tin từ các nghiên cứu phân tích bụi bẩn trong nhà từng được công bố năm 2000. Theo đó, có đến 45 loại hóa chất khác nhau được tìm thấy trong các mẫu bụi bẩn thu thập được tại 14 tiểu bang ở Mỹ.

Hầu hết trong số đó được lấy từ những ngôi nhà của người dân. Ngoài ra, họ cũng xem xét dữ liệu về bụi bẩn ở các trung tâm chăm sóc sắc đẹp, phòng tập thể hình, trường học và xe ô tô. Sau đó họ tiến hành đo lường và ước tính trung bình lượng mỗi loại hóa chất được đưa vào cơ thể thông qua đường thở, nuốt hoặc qua da là bao nhiêu.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng phthalates có mật độ tập trung cao nhất trong các hạt bụi và cũng thuộc nhóm có điều kiện tiếp xúc với trẻ em nhiều nhất. Hóa chất này được tìm thấy trong các sản phẩm nhựa dùng để bọc và bảo quản thực phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân và sàn nhựa vinyl.

Bên cạnh đó, tất cả các mẫu bụi bẩn đều chứa DEHP, một trong những hóa chất hữu cơ có thể gây ra vấn đề rối loạn nội tiết tố và gây hại cho các bộ phận thực hiện chức năng phát triển sinh học và sinh sản trong cơ thể người.

Chất chống cháy thường được sử dụng trong các sản phẩm cho trẻ em và đồ nội thất. Điều đáng ngạc nhiên là chúng cũng nằm trong số những hóa chất được tìm thấy nhiều nhất trong các hạt bụi. Cũng như phthalates, chúng có liên quan đến sự gián đoạn nội tiết tố, chứa độc tính ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản, phát triển và cả bệnh ung thư.

Các chất hóa học khác có nồng độ thấp hơn mà nhóm nghiên cứu tìm thấy bao gồm hóa chất flo (như chất PFC trong chảo chống dính), nước hoa và phenol (như paraben trong các loại kem dưỡng thể và BPA trong đồ nhựa).

Nhiều trong số 45 hóa chất có mặt trong bụi bẩn không có ngưỡng an toàn để tiếp xúc và chỉ có khoảng năm loại là có giới hạn an toàn. Dodson giải thích: "Mục đích của chúng tôi là nghiên cứu khả năng phơi nhiễm trong nhà khi tiếp xúc với hóa chất qua bụi bẩn để cảnh báo mọi người, từ đó giúp họ bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình".

Ngoài ra, tiến sỹ Dodson cũng lưu ý rằng hít bụi không phải là cách duy nhất bạn có thể tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Nhiều sản phẩm bạn sử dụng mỗi ngày như kem dưỡng da, kem đánh răng, thuốc và thậm chí là thực phẩm cũng có thể làm tăng đáng kể sự tiếp xúc của bạn với chúng.

Trên thực tế, mặc dù lượng DEHP tồn tại trong bụi bẩn ở mức khá cao. Nhưng đến 90% nguy cơ nhiễm độc từ chất này lại xuất phát từ việc hâm nóng hoặc lưu trữ thực phẩm trong các hộp đựng bằng nhựa.

Để giảm thiểu lượng bụi bẩn trong nhà, bạn nên hút bụi và lau dọn bằng khăn ẩm. Đồng thời hãy chắc chắn rằng bạn rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn. Điều đó cũng vô cùng quan trọng với trẻ nhỏ bởi chúng hay có thói quen nhặt đồ dùng dưới sàn nhà hay mặt đất và cho lên miệng. Máy lọc không khí cũng là một lựa chọn tốt cho bạn.

Ngoài những phương pháp trên, một cách hiệu quả khác để hạn chế tiếp xúc với hóa chất nói chung là xác định và ngừng sử dụng những sản phẩm có chứa các chất độc hại trong thành phần cấu tạo.

Theo Vnreview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.