Việc cho 62 ngành được tuyển sinh trở lại dựa trên những căn cứ nào, thưa ông?
Đến thời điểm này, Bộ GD&ĐT đã nhận được báo cáo giải trình của gần 30 trường kèm theo minh chứng với đề nghị được tuyển sinh trở lại trên 100 ngành đào tạo. Hiện đã có 62 ngành được tuyển sinh trở lại.
Căn cứ để Bộ GD&ĐT quyết định việc này là dựa trên báo cáo giải trình của các trường, đề nghị của Bộ, Ngành chủ quản và kết quả rà soát đối chiếu với hệ thống dữ liệu giảng viên của Bộ.
Một số lý do cụ thể như: Nhà trường chủ động bố trí lại đội ngũ; Trường tuyển dụng được thêm giảng viên; một số thầy cô giáo mới tốt nghiệp nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ; Một số trường đã rà soát lại cơ cấu ngành đào, dừng một số ngành để tập trung cho những ngành là thế mạnh và đủ lực lượng của trường; Một số trường trước đây báo cáo không chính xác đội ngũ giảng viên ở một số ngành nay báo cáo giải trình lại.
Đối với ngành nghệ thuật, ngành ngôn ngữ nước ngoài cho phép áp dụng biện pháp linh hoạt, đặc thù huy động đội ngũ giảng viên trong giai đoạn quá độ.
Tất cả các báo cáo, giải trình đều phải có minh chứng cụ thể về từng giảng viên. Bộ GD&ĐT không chấp nhận một giảng viên đăng ký cơ hữu ở nhiều trường.
Trong số đề nghị của các nhà trường cho tuyển sinh trở lại, Bộ GD&ĐT cũng đã không chấp nhận giải trình báo cáo ở nhiều ngành, không cho phép tuyển sinh trở lại khi không đáp ứng điều kiện đảm bảo về đội ngũ cơ hữu.
Những ngành thuộc khối ngành văn hóa, nghệ thuật và ngôn ngữ nước ngoài trên cơ sở đề nghị của Bộ chủ quản như Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và của các trường về tính đặc thù và thực tế lực lượng giảng viên còn mỏng của những ngành này.
Theo đề nghị của Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch về việc xác định tính đặc thù trong việc tuyển sinh của các ngành nghệ thuật (thuộc nhóm 5221), Bộ GD&ĐT đã có công văn số 831/BGDĐT-GDĐH ngày 26/2/2014 về việc cho phép áp dụng linh hoạt các điều kiện đặc thù của ngành để huy động giảng viên cơ hữu trong giai đoạn quá độ từ 2014 - 2017. Cụ thể:
Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ đúng ngành đã nghỉ hưu, có ký hợp đồng dài hạn, làm việc toàn phần với cơ sở đào tạo (được áp dụng như đối với cơ sở đào tạo ngoài công lập);
Quá trình xem xét vừa qua, Bộ cũng đã từ chối đề nghị cho phép tuyển sinh trở lại đối với trên 50 ngành đào tạo của 20 trường do vẫn chưa đảm bảo được điều kiện về đội ngũ theo quy định hoặc báo cáo, minh chứng giải trình chưa thuyết phục.
Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ ngành gần có ít nhất 2 công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến ngành, chuyên ngành giảng dạy (cách xác định, tính điểm công trình khoa học theo cách tính và quy đổi của Hội đồng Chức danh giáo sư ngành) và chỉ được tính là giảng viên cơ hữu trong một chuyên ngành đào tạo.
Việc cho phép một số cơ sở đào tạo các ngành văn hoá nghệ thuật hay ngôn ngữ nước ngoài được áp dụng linh hoạt các biện pháp để huy động đội ngũ giảng viên trong giai đoạn 2014 - 2017 cũng chỉ là giải pháp hỗ trợ các trường trong giai đoạn quá độ, do tính đặc thù và thực tiễn đội ngũ giảng viên ở các ngành này. Cần lưu ý đây chỉ là biện pháp huy động đội ngũ giảng viên chứ không phải hạ thấp điều kiện đảm bảo chất lượng.
Chúng tôi cũng rất vui mừng khi Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch - cơ quan quản lý trực tiếp của các trường thuộc khối nghệ thuật - có cam kết sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ sở trực thuộc đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên trong giai đoạn quá độ để đảm bảo đủ điều kiện giảng viên cơ hữu theo đúng quy định.
Phải chăng việc các trường nhanh chóng đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng để được tuyển sinh trở lại cũng là mục đích của các đợt kiểm tra, rà soát mà Bộ GD&ĐT đã triển khai hơn 3 năm nay, thưa ông?
Đây là một quyết định kiên quyết và nghiêm khắc của Bộ GD&ĐT. Quyết định này buộc các trường phải chấn chỉnh, xốc lại việc xây dựng đội ngũ, là một biện pháp để đánh giá đúng thực trạng đội ngũ các ngành đào tạo, làm cơ sở để các trường có sự điều chỉnh, sắp xếp, tuyển dụng, đào tạo đội ngũ giảng viên đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như rà soát lại cơ cấu ngành nghề đào tạo của nhà trường.
Trên thực tế, khi dừng 207 ngành đào tạo, trong văn bản của Bộ GD&ĐT ĐH đã nêu rõ là chậm nhất đến ngày 31/12/2015, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc dừng tuyển sinh của ngành được khắc phục, cơ sở đào tạo báo cáo Bộ để được xem xét cho phép tuyển sinh trở lại.
Ngược lại, đến cuối năm 2015, trường nào không khắc phục được, Bộ sẽ kiên quyết thu hồi quyết định cho phép mở ngành đào tạo.
Như vậy có thể thấy rõ quan điểm của Bộ GD&ĐT không phải chỉ ở việc dừng tuyển sinh mà nhằm cảnh báo cáo các trường về chất lượng và số lượng đội ngũ giảng viên theo cơ cấu ngành đào tạo, tạo áp lực đối với các nhà trường trong việc tuyển dụng, bố trí, cơ cấu lại, đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên phù hợp với chiến lược phát triển ngành đào tạo.
Thời gian tới, các trường nộp báo cáo giải trình đến đâu, Bộ GD&ĐT sẽ xử lý đến đó. Chậm nhất đến ngày 7/3/2014, Bộ GD&ĐT sẽ có công văn chính thức trả lời các trường đã nộp báo cáo giải trình về Bộ về các ngành được tiếp tục tuyển sinh cũng như với các ngành chưa được phép tuyển sinh trở lại.
Danh sách 62 ngành được tiếp tục tuyển sinh năm 2014 xem TẠI ĐÂY