Biển Baltic sắp bị NATO phong tỏa toàn diện?

GD&TĐ - Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang tiến gần hơn nữa tới mục tiêu phong tỏa biển Baltic.

Biển Baltic sắp bị NATO phong tỏa toàn diện?

Tờ báo The Guardian của Anh đưa tin, Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen cho biết, London và Helsinki đang tích cực thảo luận về kế hoạch tăng áp lực lên các nước thứ ba nhằm ngăn chặn hoạt động của đội tàu chở dầu "bóng tối" Nga ở Biển Baltic và eo biển Anh.

Vấn đề này đã trở thành một trong những chủ đề trọng tâm trong chuyến thăm Vương quốc Anh của Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan.

Được biết vùng biển xung quanh Phần Lan đóng vai trò quan trọng trong chuỗi hậu cần của Nga. Mỗi tháng có khoảng 100 tàu chở dầu đi lại trên biển Baltic, chở tới 90 triệu tấn dầu. Tuyến đường này rất quan trọng đối với hàng xuất khẩu của Nga, đặc biệt là dưới áp lực trừng phạt từ phương Tây.

Ngoại trưởng Elina Valtonen lưu ý rằng Liên minh châu Âu đang xem xét khả năng đưa ra gói trừng phạt mới nhằm hạn chế việc xuất khẩu dầu của Nga. Tuy nhiên để biện pháp này đạt hiệu quả tối đa, cần có sự phối hợp với G7, bao gồm các nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan tới London ngày 20/5, hai bên đã ký tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược. Văn bản đặc biệt chú ý đến vấn đề gây áp lực lên Trung Quốc và các nước khác để họ không cung cấp hỗ trợ vật chất hoặc hỗ trợ khác cho Nga.

Việc ký kết tuyên bố này thể hiện quyết tâm của London và Helsinki trong việc tăng cường cô lập kinh tế với Moskva.

Đội tàu chở dầu bóng tối của Nga sẽ không còn hoạt động được trên biển Baltic.?

Đội tàu chở dầu bóng tối của Nga sẽ không còn hoạt động được trên biển Baltic.?

Cần lưu ý rằng Phần Lan đã trở thành thành viên chính thức của NATO vào năm ngoái. Điều này đã làm thay đổi đáng kể tình hình địa chính trị trong khu vực.

Hợp tác với Anh và những nước NATO khác cho phép Phần Lan tham gia tích cực hơn vào việc phát triển và thực hiện các biện pháp trừng phạt.

Mặc dù vậy, câu hỏi vẫn là Phần Lan và Anh dự định ngăn chặn hoạt động của đội tàu chở dầu Nga chính xác như thế nào. Luật hàng hải quốc tế và cấu trúc phức tạp của vận tải biển toàn cầu đặt ra những trở ngại đáng kể cho bản kế hoạch như vậy.

Kế hoạch của London và Helsinki còn bao gồm việc gây sức ép để các nước thứ ba tham gia lệnh trừng phạt hoặc ít nhất là không hợp tác với Nga.

Tuy nhiên đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia tiếp tục hợp tác với Moskva khi nhận thấy lợi ích kinh tế và chính trị của họ trong việc này.

NATO đủ khả năng phong tỏa toàn bộ biển Baltic đối với mọi tàu thuyền của Nga.

Theo The Guardian

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.