Gen Z thích học nghề

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Số lượng tuyển sinh vào các chương trình đào tạo nghề tại Mỹ đang tăng trong khi số lượng tuyển sinh vào các trường cao đẳng cộng đồng, đại học giảm.

Học nghề là lựa chọn mới của thế hệ Gen Z Mỹ.
Học nghề là lựa chọn mới của thế hệ Gen Z Mỹ.

Ông Mike Rowe, Giám đốc mikeroweWorks, tổ chức nâng cao và khuyến khích lao động chân tay tại Mỹ, cho biết: “Chúng tôi chứng kiến nhiều người trẻ theo học trường nghề, thoát khỏi những khoản nợ sinh viên khổng lồ. Cơ hội tài chính của họ sẽ được nâng cao nếu họ có thể thành thạo một kỹ năng bất kỳ”.

Theo chuyên gia này, một trong những nguyên nhân khiến thế hệ Gen Z chuyển sang học nghề là chi phí học đại học ngày càng đắt đỏ theo cấp số nhân. Học phí đại học Mỹ sẽ lên tới 95 nghìn USD từ năm học 2024 - 2025.

Mặc dù các trường học nói rằng khoản phí này không đáng lo ngại nhờ hỗ trợ tài chính, vay nợ sinh viên... Tuy nhiên, các khoản vay sinh viên sẽ trở thành gánh nặng suốt cuộc đời đối với người Mỹ. Nhiều người thậm chí đã từ bỏ việc kết hôn, sinh con hoặc mua nhà để trả nợ học phí.

Góp phần vào sự thay đổi trên còn là tình trạng bất ổn trong lĩnh vực lao động tri thức. Không giống như làn sóng tự động hoá trước đây, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể hoàn thành công việc nhanh hơn. Nó có khả năng tạo ra nội dung và ý tưởng sáng tạo, những việc mà hàng triệu người ngồi trước màn hình máy tính đang làm ngày nay.

Chưa kể tình trạng kinh tế bất ổn tạo ra làn sóng sa thải tập thể trong giới lao động tri thức. Nhìn vào thực tế trên, không ít Gen Z cảm thấy bất an, thiếu ổn định và muốn tìm cho mình một công việc thực tế, ít tốn kém học phí và chắc chắn hơn.

Ngoài ra, ông Rowe nhận định Gen Z không bị ám ảnh bởi suy nghĩ truyền thống về “tầng lớp có bằng cấp” và “tầng lớp lao động”. Họ tin rằng mọi công việc đều là bình đẳng và sẽ được trả lương xứng đáng nếu làm việc chuyên nghiệp, chăm chỉ. Điều đó đồng nghĩa bằng đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công trong mắt họ.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy những người muốn kiếm được nhiều tiền cần có bằng đại học danh giá. Ladders, trang web tìm việc làm với mức lương 6 con số tại Mỹ, đã phân tích các vị trí được trả lương cao nhất trên nền tảng của họ và nhận thấy rằng phần lớn đều yêu cầu bằng cấp cao. Một số chuyên ngành đại học có khả năng mang lại mức lương hậu hĩnh hơn so với các chuyên ngành khác.

Vì vậy, các chuyên gia lưu ý Gen Z cần cân nhắc kỹ càng trước khi đăng ký học nghề hay học đại học. Bất kỳ theo đuổi hình thức nào, họ cũng phải không ngừng trau dồi kiến thức, cập nhật xu thế hiện đại để đáp ứng yêu cầu của thị trường việc làm ngày càng khắt khe.

Số lượng sinh viên đăng ký vào các trường nghề tăng 16% vào năm 2023. Đây là mức tăng cao nhất kể từ khi Cơ quan Thanh toán Sinh viên Quốc gia bắt đầu theo dõi dữ liệu vào năm 2018. Số lượng sinh viên học nghề xây dựng tăng 23% trong thời gian này. Các chương trình nghề như bảo trì, sửa chữa phương tiện tăng 7%.

Theo Fortune

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN.

Truyện ngắn: Lòng hiếu thảo

GD&TĐ - Mẹ tôi là người hay nói nhiều nhưng dễ mềm lòng, đến nỗi chỉ chưa đến một tuần, bà đã đến bệnh viện thăm hai cụ già này.
Ảnh: Quốc Bình

Thịt kho óng vàng

GD&TĐ - Chúng mong sớm được về quê nghỉ Hè. Ngoài chuyện thăm ông bà ngoại, vui đùa nơi ruộng đồng thì trong cái sự mong ấy còn là vì món thịt kho óng vàng.
Ảnh: BTC.

Trải nghiệm thực cảnh 'Tinh hoa Bắc Bộ'

GD&TĐ - ‘Tinh hoa Bắc Bộ’ dùng sân khấu mặt nước cùng phần lớn là các “nghệ sĩ” nông dân cùng kể câu chuyện về đời sống sinh hoạt, văn hóa ở Đồng bằng Bắc Bộ.
Nàng Mai Hương được thiền sư cứu sống và gieo duyên là bước ngoặt quan trọng của vở tuồng 'Thiếu phụ Nam Xương'. Ảnh: Bình Thanh.

Có nàng thiếu phụ Nam Xương... ra trận

GD&TĐ - Có một nàng thiếu phụ Nam Xương… ra trận vừa được Đoàn Thể nghiệm, Nhà hát Tuồng Việt Nam khắc họa, đem đến cho khán giả những hứng thú đặc biệt.