Bí ẩn con sông có thể luộc chín mọi sinh vật kể cả con người

Một con sông huyền bí ở Peru với dòng nước luôn “sôi sùng sục” có thể luộc chín bất cứ sinh vật nào sống hoặc vô tình rơi xuống đó.

Bí ẩn con sông có thể luộc chín mọi sinh vật kể cả con người

Theo trang Dailymai của Anh, con sông dài hơn 6km chạy xuyên rừng Amazon với nhiệt độ dòng nước luôn ở mức trung bình gần 90 độ C từ lâu đã là một huyền thoại ở đất nước Peru.

Trong tiếng địa phương, con sông mang tên Shanay-timpishka, có nghĩa là "sôi sục với hơi nóng Mặt Trời".

Lần đầu tiên được nghe kể về con sông này, nhà vật lý địa chất quốc tịch Peru Andrés Ruzo đã không tin vào những gì ông nội mình.

Thậm chí khi dì của ông sau một chuyến du lịch cũng đã nói về hiện tượng lạ lùng của con sông, Ruzo khi đó còn là sinh viên đại học vẫn tỏ ra nghi ngờ cho đến năm 2011, khi ông tận mắt nhìn thấy con sông với dòng nước... sôi sùng sục.

 Bản đồ vị trí con sông sôi huyền thoại của Peru.

Bản đồ vị trí con sông sôi huyền thoại của Peru.

Trên thực tế, từ nhiều thế kỷ nay, con sông đã được những người sống trong rừng Amazon biết đến. Chỉ có điều, nó chưa một lần xuất hiện chính thức trên bản đồ thế giới.

“Tôi bắt đầu đặt ra câu hỏi tại sao một con sông sôi có thể tồn tại”, Ruzo đặt câu hỏi và quyết tâm tìm ra lời giải thích cho hiện tượng lạ lùng này.

 Nước trên dòng sôi sôi luôn sủi tăm, bốc hơi nóng.

Nước trên dòng sông sôi luôn sủi tăm, bốc hơi nóng.

Theo những nghiên cứu của nhà vật lý địa chất người Peru, những nguồn nước nóng tự nhiên xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới và thông thường, những dòng suối nóng đều nằm gần núi lửa.

Tuy nhiên, dòng sông huyền thoại của Peru là một ngoại lệ. Nó cách trung tâm núi lửa gần nhất hơn 700 km.

“Không nhất thiết phải có một ngọn núi lửa để hình thành nên suối nước nóng. Tuy nhiên thông thường, nếu không ở gần núi lửa, những dòng suối khó có thể dài đến hơn 6km, rộng 25m và sâu hơn 6m”, Ruzo nhận xét.

Bí ẩn con sông có thể luộc chín mọi sinh vật kể cả con người ảnh 3

Do phần lớn lòng sông rộng hơn một con đường hai làn vì thế lượng nhiệt cần thiết để đun nóng toàn bộ thể tích nước đến nhiệt độ cao như vậy phải ở mức vô cùng lớn.

Vậy, lượng nhiệt của dòng sông bắt nguồn từ đâu?

Các nghiên cứu và phân tích do nhà vật lý địa chất này chỉ ra rằng, nước trên sông Shanay-timpishka đến từ những cơn mưa.

Sau khi rơi xuống, nhiều khả năng nước mưa thấm sâu xuống lòng đất, nơi nó được đung nóng bởi địa nhiệt của Trái Đất, trước khi chảy vào vùng rừng Amazon.

Bí ẩn con sông có thể luộc chín mọi sinh vật kể cả con người ảnh 4

“Chỉ cần nhúng tay xuống dòng nước trên con sông này trong vòng nửa giây, tay của tôi có thể sẽ bị bỏng độ 3”, Ruzo nói với trang tin Ted.com. “Và nếu tôi không may rơi xuống đó, chắc chắn tôi sẽ bị luộc chín”.

 Một con nhái bén bị luộc chết trên sông.

Một con nhái bén bị luộc chết trên sông.

Theo Ruzo, đây thực sự là một kỳ quan thiên nhiên, là cảm hứng của những người yêu thích phiêu lưu, khám phá vùng Amazon.

Hiện tại, nhà vật lý địa chất này đang nỗ lực hết mình nhằm bảo vệ cho con sông huyền thoại trong bối cảnh khu rừng xung quanh đã bị phá hủy bởi các hoạt động khái thác gỗ trái phép.

 Cảnh tượng thiên nhiên kỳ thú bên cạnh dòng sông sôi ở Peru có thể sẽ là một điểm đến thú vị cho những người yêu thích khám phá.

Cảnh tượng thiên nhiên kỳ thú bên cạnh dòng sông sôi ở Peru có thể sẽ là một điểm đến thú vị cho những người yêu thích khám phá.

Theo Thế giới trẻ/soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.