Bất ngờ lớn khi giá UAV tàng hình S-70 Okhotnik chỉ đắt hơn Kh-101 chút đỉnh

GD&TĐ - Giá thành máy bay không người lái tấn công hạng nặng S-70 Okhotnik chỉ đắt hơn tên lửa hành trình Kh-101 vỏn vẹn 15%.

Bất ngờ lớn khi giá UAV tàng hình S-70 Okhotnik chỉ đắt hơn Kh-101 chút đỉnh

Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine (GUR) cho biết đã có kết quả đầu tiên sau khi tiến hành kiểm tra máy bay không người lái phản lực S-70 Okhotnik của Nga, bị bắn hạ vào ngày 5 tháng 10 năm 2024 gần Kostyantynivka thuộc vùng Donetsk.

Thông báo nêu rõ chi phí của một chiếc UAV như vậy là 15 triệu USD, tổng cộng 4 nguyên mẫu đã được sản xuất và S-70 sử dụng linh kiện điện tử có nguồn gốc từ các công ty phương Tây bao gồm Analog Devices, Texas Instruments, AMD (Mỹ), Infineon Technologies (Đức), STMicroelectronics (Thụy Sĩ).

Giá trị được công bố của một chiếc S-70 Okhotnik đã thu hút sự chú ý đặc biệt, khi con số 15 triệu USD lớn gấp 75 lần so với Shahed-136/Geran-2 (khoảng 200 nghìn USD), nhưng lại chỉ cao hơn 15% so với giá thành tên lửa hành trình Kh-101 (ở mức 13 triệu USD mỗi quả).

Trong trường hợp này, chỉ số chi phí đóng một vai trò quan trọng, bởi nó phản ánh tính toán gần đúng về lượng tài nguyên mà tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cần để sản xuất một loại vũ khí nhất định.

34d672e240d5eb21.jpg
Tiêm kích tàng hình S-70 Okhotnik có giá thành tiệm cận với tên lửa hành trình Kh-101.

Sự so sánh về mặt hình thức giữa S-70 Okhotnik và tên lửa hành trình Kh-101 có ý nghĩa lớn trong trường hợp này, nếu như cả hai loại vũ khí đều được sản xuất bằng linh kiện điện tử thuộc diện bị phương Tây trừng phạt.

Tiếp theo ở một khía cạnh nào đó, tình huống này thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn - hóa ra theo tiêu chuẩn "nền kinh tế quân sự" của Nga, để chế tạo một chiếc UAV phản lực đa năng chỉ yêu cầu số tiền đắt hơn 15% so với tên lửa hành trình được thiết kế để sử dụng một lần.

Nếu chúng ta dựa vào tất cả những dữ liệu được mô tả ở trên, thì ở đây có thể xây dựng một vài giả thuyết như sau:

Đầu tiên, trong hoạt động của ngành công nghiệp quân sự Nga, một phần lớn chi phí sản xuất, ít nhất là vũ khí hàng không, sẽ gắn kết chặt chẽ vào giá thành các thiết bị điện tử phương Tây thuộc diện "bị trừng phạt".

Thứ hai có lẽ là chế độ trừng phạt hiện tại của các nước phương Tây chống lại Nga đã làm cạn kho dự trữ, bởi các tên lửa Kh-101 đang được sản xuất liên tục có giá thành quá cao, khi phải liên tục mua không chính thống linh kiện điện tử bên ngoài, khác hẳn với những chiếc Okhotnik được chế tạo từ trước khi lệnh cấm vận có hiệu lực.

Máy bay không người lái tàng hình S-70 Okhotnik bị tiêm kích bay kèm bắn hạ trên bầu trời Donetsk.
Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.