Tiêm kích Su-57 bắt đầu được trang bị động cơ thế hệ thứ hai AL-51F1

GD&TĐ - Động cơ thế hệ thứ hai AL-51F1 sẽ giúp tiêm kích Su-57 bay với tốc độ siêu âm mà không cần bật tăng lực.

Tiêm kích Su-57 bắt đầu được trang bị động cơ thế hệ thứ hai AL-51F1

Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC - đơn vị trực thuộc Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec) tiếp tục cải tiến tiêm kích tốt nhất của Nga - chiếc Su-57 Felon.

Mới đây Rostec thông báo rằng quá trình thử nghiệm động cơ mới cho chiếc chiến đấu cơ này đã hoàn tất và lô Su-57 tiếp theo sẽ được trang bị động cơ AL-51F1, hay còn gọi là Izdeliye 30.

Động cơ mới đã được kiểm tra trong phòng thí nghiệm, đánh giá khi lắp song song với loại AL-41F và cho kết quả cao trong lĩnh vực tàng hình hồng ngoại. Tính năng chính của “Sản phẩm 30” là khả năng đưa máy bay chiến đấu lên tốc độ siêu âm mà không cần bật chế độ đốt sau.

AL-51F vẫn giữ lại những tính năng tốt nhất của mẫu AL-41F1 trước đó, bao gồm cả vector lực đẩy thay đổi. Nhưng giờ đây, nhờ khả năng bay siêu âm với tốc độ trên Mach 1 khi không cần sử dụng bộ đốt sau, phạm vi hoạt động của máy bay chiến đấu đã được tăng lên đồng thời mức tiêu thụ nhiên liệu giảm đáng kể.

efb6f31b18-dvigatel.jpg
Động cơ AL-51F được tuyên bố đã đạt trạng thái sẵn sàng phục vụ.

Ngoài ra so với AL-41F1, động cơ mới có lực đẩy tăng cao, cụ thể là 17,5 tấn so với 9 tấn trước đó. Kỹ sư trưởng của Cục thiết kế Saturn - ông A. Lyulka nhấn mạnh rằng xét về lực đẩy, AL-51F1 vượt trội tất cả các loại tương tự của nước ngoài. Chỉ số này sẽ cho phép Su-57 tăng khả năng chứa đạn khi thực hiện nhiệm vụ tầm xa.

Các chuyên gia lưu ý rằng chế độ bay hành trình ở tốc độ siêu âm mà không bật bộ đốt sau sẽ mang lại khả năng tiếp cận giới hạn sử dụng vũ khí trên máy bay, khiến Su-57 trở thành tiêm kích thế hệ năm có đầy đủ mọi yêu cầu như thiết kế ban đầu.

Tiêm kích Su-57 hạ cánh xuống đất Trung Quốc để tham dự Triển lãm Hàng không Chu Hải 2024.
Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ