Trung Quốc khoe tiêm kích hạm J-15T với đặc điểm khiến Mỹ bất ngờ?

GD&TĐ - Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện năng lực tác chiến đối với lực lượng hàng không hải quân và đạt đạt được thành tựu đáng kể.

Trung Quốc khoe tiêm kích hạm J-15T với đặc điểm khiến Mỹ bất ngờ?

Trong khuôn khổ triển lãm Airshow China 2024 tại thành phố Chu Hải, Trung Quốc đã lần đầu tiên giới thiệu tiêm kích hạm J-15T - đây có thể gọi là bản sao cải tiến từ nguyên mẫu Su-33 của Liên Xô/Nga.

Tính năng nổi trội theo tuyên bố của J-15T là khả năng cất cánh bằng máy phóng điện từ, khi bộ phận này sẽ được cài đặt trên tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc - chiếc Phúc Kiến thuộc Dự án Type 003, khả năng cất cánh theo cách này sẽ mang lại cho J-15T tầm bay và tải trọng chiến đấu tối đa như thiết kế.

Cổng thông tin The War Zone (TTWZ) đã cung cấp mô tả chi tiết về tiêm kích hạm mới nhất của Hải quân Trung Quốc (PLAN) trong một bài phân tích của mình, họ rằng việc PLAN nhận được J-15T với một số cải tiến đã tạo ra vấn đề nhất định đối với Hoa Kỳ trong thời gian tương đối ngắn hạn.

Tiêm kích hạm J-15T của Hải quân Trung Quốc sẽ có tính năng kỹ chiến thuật vượt xa Su-33 và J-15 đời đầu.

Để bắt đầu, điều đáng nói là hiện tại, "cốt lõi" của lực lượng không quân trên tàu sân bay của Trung Quốc bao gồm 66 chiếc J-15B - đây là bản sao trực tiếp dựa trên Su-33, nhưng sử dụng toàn bộ vũ khí và điện tử hàng không nội địa.

Đồng thời dữ liệu được cung cấp cho thấy PLAN có thể đã sở hữu ít nhất 15 chiếc J-15T mới nhất và tới 15 máy bay thuộc biến thể J-15TB với cabin hai chỗ ngồi.

Cả Su-33 và J-15 bản cơ sở của Trung Quốc đều được thiết kế để cất cánh bằng đường băng kiểu nhảy cầu nên cả hai đều có bán kính chiến đấu khoảng 1.200 km và tải trọng vũ khí 6.500 kg.

Nếu chúng ta đang nói về thực tế là J-15T của Trung Quốc có thể mang nhiều vũ khí và bay ở tầm xa hơn, thì điều này có nghĩa là tiềm năng của lực lượng hàng không thuộc PLAN đã tăng lên đáng kể, điều này đặc biệt quan trọng giữa bối cảnh có thể xảy ra một “cuộc va chạm lớn” giữa Trung Quốc và Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương.

Có một số chi tiết quan trọng hơn cần lưu ý về tiêm kích hạm J-15T, khi chúng nói lên sự tiến bộ của Trung Quốc trong phân khúc công nghệ hàng không.

Đầu tiên, báo chí biết rằng J-15T sẽ khác với phiên bản cơ sở không chỉ ở hình dạng phần mũi được thay đổi để cải thiện các đặc tính khí động học mà còn ở cấu trúc khung thân chắc chắn hơn để chịu được tải trọng phát sinh khi cất cánh bằng máy phóng.

Nhưng điều thú vị hơn nữa ở chỗ J-15T được cho là trang bị động cơ phản lực WS-10 do Trung Quốc sản xuất, trong khi phiên bản cơ sở lại sử dụng loại AL-31F của Nga, "trái tim" này cũng có trên Su-33.

Trước đây Trung Quốc không thể khắc phục được những hạn chế về công nghệ trong việc chế tạo động cơ cho máy bay chiến đấu trên hạm, nhưng giờ đây họ đã giải quyết được vấn đề này.

Với thực tế trên và tham vọng thành lập tới 6 biên đội tác chiến tàu sân bay, Trung Quốc có thể chế tạo hàng trăm chiếc J-15T với tính năng đáng gờm, đặc biệt khi dòng tiêm kích này đã vượt xa Su-33 hay J-15 đời đầu.

Theo The War Zone

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.