Bạo lực học đường - nhiều học sinh còn e dè, không dám tố cáo

GD&TĐ - Ngày 1/3, tại Hà Nội đã diễn ra lễ khởi động dự án “Phòng ngừa bạo lực học đường – Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ” do Tổ chức Good Neighbors ( GNI ) tổ chức.

Các thầy cô giáo và học sinh cùng chụp ảnh lưu niệm tại lễ khởi động dự án "Phòng ngừa bạo lực học đường - Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ".
Các thầy cô giáo và học sinh cùng chụp ảnh lưu niệm tại lễ khởi động dự án "Phòng ngừa bạo lực học đường - Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ".

“Phòng ngừa bạo lực học đường – Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ” tập trung vào đối tượng học sinh tại Thành phố Hà Nội, với mục tiêu hướng tới việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, không bạo lực, thông qua việc nâng cao hiểu biết, năng lực của giáo viên, phụ huynh và học sinh. 

Chia sẻ tại buổi lễ, bà Phạm Quỳnh Dương - Trường Vinaschool cho biết: “Đã đến lúc chúng ta không thể thờ ơ với bạo lực học đường mà nhìn thẳng vào sự thật để từ đó đưa ra những giải pháp triệt để. Với tư cách là người hoạt động giáo dục, tôi nghĩ rằng chúng ta hãy đặt ra trách nhiệm cho mình đó chính là, làm cho những đứa trẻ được hạnh phúc”.

Cùng chia sẻ về vấn đề bạo lực học đường, em Nguyễn Qúy Dương - học sinh trường THPT Ban Mai đã nêu ra những băn khoăn của mình cũng như nhiều học sinh, đó là: Sự rụt rè, e sợ, không dám chỉ ra hoặc tố cáo các hiện tượng bạo lực học đường; Tâm lý giấu diếm, không muốn ai biết mình là nạn nhân của bạo lực học đường...”.

Ông An Yong Sie – Trưởng đại diện GNI tại Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng ca sĩ Hari Won – đại sứ quảng bá của tổ chức GNI và nghệ sĩ Xuân Bắc – đại sứ dự án

Ông An Yong Sie – Trưởng đại diện GNI tại Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng ca sĩ Hari Won – đại sứ quảng bá của tổ chức GNI và nghệ sĩ Xuân Bắc – đại sứ dự án

Chia sẻ tại buổi lễ,  ông An Yong Sie – Trưởng đại diện GNI tại Việt Nam cho biết : “Với mục tiêu lấy trẻ em làm trọng tâm, chúng tôi đã và đang nỗ lực trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ khỏi bị xâm hại và bạo lực thông qua các chương trình như: “Giáo dục về quyền”; “ Nâng cao năng lực trẻ em – CES”… Trong đó, chương trình giáo dục về quyền trẻ em được nhấn mạnh nhất”.

Cùng tại buổi lễ, Tổ chức GNI đã phát động cuộc thi “nhà viết kịch tài năng” dành cho học sinh tại Thành phố Hà Nội. Mục tiêu hướng tới việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, không bạo lực.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2015 có hơn 1600 vụ việc học sinh đánh nhau trong và ngoài trường; Cứ trên 5200 học sinh thì có 1 vụ đánh nhau, và cứ 11.000 học sinh thì có 1 em bị buộc thôi học vì ẩu đả và cứ 9 trường thì có 1 trường có học sinh đánh nhau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.