79% doanh nghiệp thiếu hụt nhân sự

GD&TĐ - Các doanh nghiệp vẫn đang phải đổi mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự trong các ngành kỹ thuật. Trong khi đó, nhân sự hành chính đang trở nên dư thừa và dôi dư về nguồn cung.

Báo cáo của VietnamWorks cho thấy tình trạng mất cân đối của thị trường lao động
Báo cáo của VietnamWorks cho thấy tình trạng mất cân đối của thị trường lao động

Đây là một nội dung quan trọng trong Báo cáo thị trường tuyển dụng trực tuyến nửa đầu năm 2019 tại Việt Nam, do VietnamWorks, trang web tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, thuộc tập đoàn Navigos Group vừa phát hành.

Báo cáo của VietnamWorks cho biết, trong 6 tháng đầu năm có đến 79% doanh nghiệp đang thiếu hụt nhân sự trong nhiều vị trí của công ty. Các công ty có qui mô càng lớn có tỷ lệ thiếu hụt nhân sự nhiều hơn.

Theo đó, 87% công ty có qui mô 501 – 1000 nhân viên và 1001 – 5000 nhân viên cho biết họ đang thiếu hụt nhân sự, 80% công ty qui mô trên 5000 người cho biết đang thiếu hụt nhân sự. Với tình trạng trên, dự báo trong thời gian tới người tìm việc sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty qui mô lớn.

Về khả năng thiếu hụt lao động, đáng kể đến các ngành nghề như: Kỹ sư; Bảo trì/Sửa chữa; Bán hàng kỹ thuật; Cơ khí. Các ngành nghề này hiện đang thuộc top 10 các ngành nghề dự báo có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất trong nửa cuối năm 2019, nhưng lại không thuộc top 20 về tăng trưởng nguồn cung lao động. Đáng nói, Cơ khí hiện đang thuộc trong top 10 lĩnh vực kinh doanh thiếu hụt về nhân sự.

Xuất hiện dấu hiệu dư thừa nhân lực ở một số ngành nghề như Hành chính/Thư ký, hiện đang đứng ở vị trí thứ 1 về nguồn cung lao động dồi dào nhất, nhưng ngành nghề này không thuộc trong top 10 ngành nghề dự báo có nhu cầu tuyển dụng nửa cuối năm 2019. Bên cạnh đó, Ngân hàng tăng trưởng mạnh nhất về nguồn cung, ứng viên nhóm này có ý định tìm việc nhiều nhất vào nửa cuối năm, nhưng lại không thuộc top 10 ngành nghề dự báo có nhu cầu tuyển dụng.  

Các ứng viên thuộc các ngành nghề sau khả năng sẽ khó tìm việc và chuyển việc vào nửa cuối năm 2019, do các ngành nghề này tuy thuộc trong top 10 các ngành nghề có ứng viên muốn tìm việc nhiều nhất, nhưng lại không thuộc top 10 các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất, lần lượt là: Ngân hàng; Giáo dục/Đào tạo; Dịch vụ khách hàng; Hành chính/Thư ký; Xây dựng; QA/QC (kiểm định chất lượng).

Các ngành nghề dự đoán sẽ dễ tìm việc và chuyển việc do đều thuộc top 10 ngành nghề dự báo nhu cầu tuyển dụng cao nhất và đồng thời thuộc top 10 ngành nghề dự báo có nhu cầu chuyển việc nhiều nhất, lần lượt là: Điện/Điện tử; Kế toán; Bán hàng; Kỹ sư.

Về giải pháp giúp giảm thiểu thiếu hụt, các nhà tuyển dụng thể hiện quan điểm sử dụng đa dạng các kênh tuyển dụng sẽ trở nên hiệu quả hơn, theo đó top 3 các ý kiến được lựa chọn nhiều nhất lần lượt là: Sử dụng trang tuyển dụng trực tuyến; những kênh tuyển dụng trên mạng xã hội, qua email,…; Sử dụng kênh nội bộ kêu gọi nhân viên giới thiệu ứng viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.