6 cách để cuộc đời bạn không bị hủy hoại vì suy nghĩ tiêu cực

Nếu bạn là người dễ có những suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể cảm thấy như thể đây là một đặc điểm bẩm sinh có ảnh hưởng tới bạn trong suốt cuộc đời. Chính quan niệm sai lầm này đã khiến cuộc sống của nhiều người tụt dốc bởi họ cho phép những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm họ và áp đảo nội tâm của họ.

6 cách để cuộc đời bạn không bị hủy hoại vì suy nghĩ tiêu cực
6 cach de cuoc doi ban khong bi huy hoai vi suy nghi tieu cuc - Anh 1

Thực tế suy nghĩ tiêu cực là một thói quen có thể được thử thách và thay đổi thông qua kiến thức, chiến lược và thái độ. Khi chúng ta hiểu rõ nguyên nhân của sự tiêu cực của mình và thay đổi cách thức mà chúng ta nhận thức các tình huống, chúng ta có thể tạo ra cái nhìn tích cực hơn giúp mang lại những phần thưởng to lớn trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của bản thân.

Dưới đây là 6 cách đơn giản và dễ thực hiện giúp bạn có thể ngừng suy nghĩ tiêu cực và tạo ra những hành vi thói quen tích cực hơn.

6 cach de cuoc doi ban khong bi huy hoai vi suy nghi tieu cuc - Anh 2

(Ảnh: Tech Insider)

1.Tạo ra một giấc ngủ phù hợp

Suy nghĩ tiêu cực là một triệu chứng của bệnh trầm cảm, và nó thường trở nên trầm trọng hơn khi bị thiếu ngủ hoặc do giấc ngủ bất thường. Mối liên hệ giữa sự tiêu cực, trầm cảm và thiếu ngủ đã được phát hiện thông qua rất nhiều các nghiên cứu khoa học, bao gồm kết quả thăm dò về giấc ngủ ở Mỹ năm 2005 (2005 Sleep in America) cho thấy các đối tượng bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm hoặc lo âu dường như đều ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm.

Để loại bỏ điều này và đảm bảo rằng bạn được nghỉ ngơi đầy đủ, bạn nên cố gắng tạo ra một ngủ lành mạnh và bền vững trong một thời gian dài. Điều này có nghĩa là bạn phải đảm bảo rằng luôn có được một giấc ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, từ đó tạo ra một thói quen dựa trên thời gian mà bạn cần để thức dậy làm việc vào buổi sáng.

6 cach de cuoc doi ban khong bi huy hoai vi suy nghi tieu cuc - Anh 3

2.Viết ra những suy nghĩ tiêu cực của bạn

Vấn đề của những suy nghĩ tiêu cực đó là chúng thường không định hình được và không rõ ràng trong tâm trí chúng ta, khiến chúng ta khó có thể định lượng hoặc giải quyết chúng bằng các lý luận. Chúng cũng có thể che giấu nguồn gốc thực sự của cảm giác lo lắng của chúng ta, vì vậy điều quan trọng là chúng ta có thể xử lý những suy nghĩ này và thấu hiểu những nguyên nhân khác nhau của chúng.

Cách tốt nhất để đạt được điều này là viết những suy nghĩ tiêu cực của bạn vào một quyển nhật ký, chuyển chúng thành ngôn từ và khiến chúng mang những ý nghĩa thực tế. Hãy bắt đầu bằng việc ghi lại những suy nghĩ của bạn một cách nhanh chóng và trực tiếp, vì bạn tập trung vào việc biểu lộ bản thân mình hơn là cố gắng định hình các suy nghĩ của mình một cách logic.

Quy trình này cũng giúp bạn tạo dựng thói quen thể hiện các suy nghĩ của bạn theo cách cởi mở, khiến nó trở nên dễ dàng hơn trong việc quản lý các mối quan hệ và giải quyết những vấn đề cá nhân bên trong.

6 cach de cuoc doi ban khong bi huy hoai vi suy nghi tieu cuc - Anh 4

3. Ngừng suy nghĩ cực đoan

Cuộc sống không phải là hai màu đen và trắng, và những người có tư duy hợp lý có thể đưa điều này vào trong quá trình suy nghĩ hàng ngày của họ. Tuy nhiên không thể nói điều tương tự đối với những người dễ có suy nghĩ tiêu cực vì những người này thường có xu hướng suy nghĩ cực đoan và hình dung những tình huống xấu nhất khi họ phải đối diện với một vấn đề.

Thật không may, điều này ngăn cản bạn tiếp cận với những sắc thái tinh tế của cuộc sống và coi rằng những mặt tích cực có thể rút ra từ bất cứ tình huống nào.

Ở khía cạnh này, điểm mấu chốt để thử thách một tư duy tiêu cực không nằm trong việc tìm cách có được một tư duy bị thúc ép và hoàn toàn tích cực. Thay vào đó, bạn nên xem xét những khả năng tích cực và tiêu cực tồn tại bên trong bất kỳ tình huống nào, viết ra những điều này và lập nên một danh sách những điều có thể định hướng quá trình suy nghĩ của bạn. Điều này sẽ lập tức khiến bộ não của bạn có được những lựa chọn khả thi đối với sự tiêu cực mà không cần phải ép buộc bản thân đột nhiên thay đổi tư duy chỉ trong một khoảnh khắc.

6 cach de cuoc doi ban khong bi huy hoai vi suy nghi tieu cuc - Anh 5

4. Đối phó với mọi vấn đề và ngừng đọc ý nghĩ

Một lưu ý tương tự đó là suy nghĩ tiêu cực cũng khiến bạn không thể đối phó với bất kỳ điều gì không chắc chắn. Vì vậy, khi bạn bị đặt vào một tình huống căng thẳng hoặc không quen thuộc ẩn chứa khả năng mang lại một kết quả tiêu cực, bạn thường có xu hướng dự đoán trước những sự kiện nhất định và áp những ý nghĩa lên chúng mà không có bất cứ sự kiện thực tế cụ thể nào. Điều này có thể được diễn tả như một kiểu đọc ý nghĩ, và nó dường như chỉ càng thêm thúc đẩy sự tiêu cực nhiều hơn nữa.

Điều này có thể dễ dàng xử lý bằng một thay đổi trong hành vi, khi bạn xem xét việc thu thập các sự kiện và thông tin chi tiết liên quan đến tình huống và sử dụng những điều này để tạo ra một sự đánh giá được báo trước. Điều quan trọng là hãy bắt đầu với một tình huống và đưa ra tất cả các giải thích hợp lý theo thứ tự thích hợp của chúng, bằng cách dùng một cây bút và một tờ giấy hoặc lập luận.

Ví dụ, nếu một người bạn không lập tức trả lời tin nhắn của bạn, điều đó có thể là do một số các lý do như máy của họ hết pin, họ đang tham dự một cuộc họp, hoặc thực tế là máy của họ đang ở trong chế độ im lặng và họ vẫn chưa biết để đọc tin nhắn đó.

Bằng cách liệt kê ra những giải thích hợp lý trên, bạn có thể tránh được suy nghĩ về những kết quả tiêu cực và phản ứng bốc đồng. Theo thời gian, kinh nghiệm cũng sẽ dạy bạn rằng những giải thích logic và hợp lý thường nhiều hơn là những tình huống xấu nhất vẫn thường xuất hiện trong tâm trí của bạn.

6 cach de cuoc doi ban khong bi huy hoai vi suy nghi tieu cuc - Anh 6

5. Làm rõ những điều tích cực và nắm bắt lấy nó khi nó xuất hiện

Một trong những vấn đề chính với suy nghĩ tiêu cực là nó che mờ sự đánh giá của bạn vào mọi thời điểm, ngay cả khi tình huống đã kết thúc với một kết quả tích cực. Điều này có thể khiến bạn giảm thiếu kết quả tích cực và tác động của nó trong tâm chí bạn hoặc ngăn bạn xem xét bất kỳ điều tích cực nào.

Chẳng hạn bạn được tăng lương ở nơi làm việc nhưng mức tăng này vẫn thấp hơn so với một số đồng nghiệp khác của bạn. Thay vì chỉ tập trung vào mỗi yếu tố tiêu cực này, thì tốt hơn điều đầu tiên mà bạn nên làm là ăn mừng việc được tăng lương và thừa nhận thực tế rằng cũng còn có những người khác được nhận mức ít hơn bạn. Đây là quan điểm dành cho bất kỳ tình huống nào và mang lại những yếu tố thực tế hoàn toàn trái ngược với những suy nghĩ tiêu cực.

Lúc này, điều mấu chốt trong nhận thức là bạn coi những sự kiện tiêu cực như là một việc tạm thời và cá biệt hơn là sự thường xuyên và phổ biến. Lập tức xem xét cân bằng một suy nghĩ tiêu cực hoặc quan sát với một sự tích cực tương phản, vì điều này sẽ giúp bạn có thói quen hình thành quan điểm lớn hơn.

6. Định hình lại hoàn cảnh của bạn và chủ động tìm kiếm những điều tích cực

Tuy có những tình huống rõ ràng mang lại cả những tác động tích cực và tiêu cực, nhưng cũng có những trường hợp khác có thể sẽ lập tức cảm nhận được đó là hoàn toàn tiêu cực. Đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất cho bất cứ ai, những người dễ có những suy nghĩ tiêu cực vì họ chỉ nhìn thấy tình huống phù hợp với tư duy bi quan của họ và không hề có hy vọng có thể giải quyết ngay.

Ví dụ, bạn đang ở sân bay và chuyến bay của bạn bị trễ. Đây là một tình huống tiêu cực buộc bạn phải bình tĩnh và xem xét một số các khả năng mà bạn có thể bỏ lỡ. Cách giải quyết vấn đề này là chủ động tìm kiếm những điều tích cực, ban đầu là bằng cách định hình lại mọi hoàn cảnh và xem xét lại vấn đề nhận thức được như một cơ hội tiềm năng. Vì vậy, thay vì tập trung vào những điều bạn có lẽ đã bỏ lỡ, tại sao không liệt kê ra những điều khác mà bạn có thể đạt được trong khi chờ chuyến bay của mình? Cho dù bạn phải hoàn thành những nhiệm vụ được giao hay đang hưởng thụ khoảng thời gian mua sắm thoải mái, thì điều quan trọng là đưa mình ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực bằng cách tìm kiếm những giải pháp tích cực và tối ưu hóa thời gian của bạn.

Theo Tin Nhanh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ