5 sai lầm trầm trọng khi dùng tỏi nhiều người mắc phải

Để dùng tỏi thật sự hiệu quả trong việc chữa bệnh, bạn cần tránh những sai lầm sau đây.

5 sai lầm trầm trọng khi dùng tỏi nhiều người mắc phải

Từ lâu, người ta đã biết đến tỏi không chỉ là gia vị trong nấu ăn, mà còn như một vị thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, để tỏi thật sự hiệu quả trong việc chữa bệnh, bạn cần tránh những sai lầm sau đây.

5 sai lam tram trong khi dung toi nhieu nguoi mac phai - Anh 1

Sai lầm 1 – Nấu chín tỏi

Bạn có thể dùng tỏi đã nấu chín như một gia vị cho món ăn của mình. Tuy nhiên, việc nấu chín đã phá hủy thành phần hoạt chất của tỏi – allicin. Allicin là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates.

Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống. Nhưng, nó bị vô hiệu hóa bởi nhiệt độ, đó là lý do tại sao khi làm chín tỏi tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.

Để tỏi vẫn giữ được tác dụng chữa bệnh khi dùng tỏi để nấu ăn bạn nên lưu ý như sau: nghiền nát tỏi, đợi ít nhất 10 phút sau mới cho vào nấu ăn.

Điều này sẽ tăng thêm sự hình thành của chất allicin, đảm bảo sự tổng hợp tối đa của allicin và cũng làm cho nó chịu nhiệt tốt hơn. Sau đó đun lửa nhỏ trong thời gian ngắn khoảng 15 phút.

Sai lầm 2 – Dùng viên thuốc tỏi thay vì dung tỏi tươi

Để tránh mùi tỏi, một số người đã uống viên thuốc tỏi (như viên dầu tỏi) thay thế cho dùng tỏi tự nhiên. Đây là điều thường thấy, nhưng cách dễ dàng này không thực sự hiệu quả. Như đã nói, để kích hoạt chất chữa bệnh của tỏi, bạn cần phải ăn thô, nghiền tỏi.

Không có loại thuốc viên, bột hoặc dạng tỏi khô nào có thể sánh được với tiềm năng chữa bệnh của tỏi trong trạng thái tự nhiên của nó.

Các khí phốt pho có mùi biến mất khi tỏi được sấy khô, chế biến hoặc nấu chín. Tỏi được sấy khô vẫn giữ được đặc tính chống oxy hóa và có thể giúp chống lại các gốc tự do – nhưng nó không có tác dụng nhiều như tỏi tươi.

Nếu bạn nhai tỏi sống, thì tỏi đó được chứng minh rằng nó có tác dụng như dùng penicillin trong nhiều trường hợp.

Sai lầm 3 – Sử dụng tỏi để quá lâu

Hãy đảm bảo rằng tỏi mà bạn dùng với mục đích chữa bệnh vẫn còn tươi, chứ không phải là loại tỏi đã để quá lâu.

Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu. Tỏi hữu cơ là một lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe.

Sai lầm 4 – Dùng quá ít tỏi

5 sai lam tram trong khi dung toi nhieu nguoi mac phai - Anh 2

Nếu bạn đang mong muốn dùng tỏi để chống nhiễm trùng theo cách tự nhiên, thì bạn cần ăn khá nhiều tỏi.

Thỉnh thoảng mới ăn một tép tỏi nhỏ sẽ không đem lại hiệu quả mong đợi. Một liều điều trị nên là 2 – 3 tép tỏi trung bình mỗi ngày. Theo nghiên cứu, những người khỏi nhiễm trùng đã nhai 2 – 3 tép tỏi/ hai lần/ngày.

Sai lầm 5 – Ăn tỏi nhưng quên bổ sung các thức ăn cho hệ thực vật đường ruột

Vì tỏi đóng vai trò như một kháng sinh, nên nếu ăn số lượng lớn, có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thực vật đường ruột và làm tiêu hao các vi khuẩn có lợi.

Cũng như các kháng sinh khác, bạn cần cung cấp các chế phẩm sinh học cho đường ruột để đường ruột trở lại cân bằng khi bạn ăn nhiều tỏi tươi. Cách tốt nhất để làm điều này là bạn cần ăn các thực phẩm lên men chứa probiotics như sữa chua, miso, rau quả lên men.

Sai lầm 6 – Không có chế độ ăn uống lành mạnh

Bạn không thể mong đợi tỏi như một thần dược. Bên cạnh việc dùng tỏi chữa bệnh, bạn cần có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng để thúc đẩy quá trình chữa bệnh.

Một chế độ ăn giàu đường và thức ăn chế biến sẵn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch của bạn. Tỏi sẽ phát huy hết tác dụng của mình nếu cơ thể bạn được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất khác từ rau xanh, trái cây, các thực phẩm giàu probiotic...

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...