5 điều cần lưu ý khi có ý định nhảy việc

GD&TĐ - Trong nhịp sống hiện đại, nhảy việc đã không còn là khái niệm xa lạ đối với nhiều người khi lựa chọn nghỉ công việc này để thử sức ở công việc khác mà đã trở thành một hướng đi thông minh, tích cực. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thế nhưng bản chất của vấn đề không đơn giản như vậy, thực tế cho thấy, nhảy việc đòi hỏi phải có sự tính toán khôn ngoan và khả năng kết hợp những điều kiện hiện tại của bản thân, chỉ khi như thế mới mang lại hiệu quả cao cho mỗi một lần nhảy việc. Nhiều người không hiểu rõ điều này nên gặp những rắc rối, phiền toái và tiêu cực trong giai đoạn trước cũng như sau khi nhảy việc. Chia sẻ về chủ đề này, Trưởng phòng Nhân sự công ty tuyển dụng và tìm kiếm việc làm CareerLink sẽ chỉ ra cho bạn 5 điều cần lưu ý khi có ý định nhảy việc.

Tìm kiếm việc làm uy tín được cập nhật mới nhất tại https://www.careerlink.vn/

Đã đến lúc để nghỉ công việc hiện tại chưa?

Đây là điều lưu ý đồng thời là câu hỏi đầu tiên mà bạn cần trả lời trước khi quyết định cho bất cứ kế hoạch nhảy việc nào. Công việc của bạn có đang trên đà phát triển hay vẫn dậm chân tại chỗ, bạn có được hưởng các mức đãi ngộ như đã hứa, mức độ căng thẳng trong công việc có quá sức chịu đựng, môi trường làm việc có tiêu cực... Đây là những vấn đề bạn cần phải làm rõ một cách khách quan, từ đó làm cơ sở đưa ra mốc thời gian phù hợp để nghỉ việc. Tránh nhảy việc quá sớm nếu vừa mới nhận việc bởi sẽ khiến nhà tuyển dụng hoài nghi khi nhìn vào hồ sơ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển sự nghiệp trong tương lai của bạn.

Thận trọng với công việc sắp tới

Sau khi giải quyết xong những câu hỏi cho công việc hiện tại, bạn chắc chắn phải làm rõ công việc tương lai của mình. Bạn hiểu gì về những công việc mình phải làm, bạn hiểu gì về áp lực sắp đến, bạn biết đến ai đã có thành tựu trong công việc tương tự... Nên nhớ rằng bạn nên đặt cán cân so sánh ở cùng các tiêu chí, đồng thời tự chiếu với bản thân xem năng lực và tâm huyết của bạn dành cho công việc này đến đâu. Nếu có thể hãy tham khảo ý kiến từ những người có hiểu biết về lĩnh vực này, có thể sẽ giúp bạn nhìn ra thêm nhiều điều.

Bạn có nhảy việc vì lương?

Lương thưởng có thể là một trong những lí do cốt lõi dẫn đến quyết định nhảy việc của một bộ phận lao động khi mà gánh nặng về tài chính khiến họ cần phải tìm kiếm những cơ hội mới cho mức lương cao hơn. Điều này không có gì là sai khi mà nhu cầu cá nhân luôn nâng lên, thế nhưng bạn cần lưu ý về những con số thống kê về mức lương mong đợi. Theo các khảo sát và nghiên cứu, chỉ ra rằng bạn chỉ nên nhảy việc khi công việc sắp đến có mức lương cao hơn từ 15% - 20% trở lên so với hiện tại, lúc ấy mới cần cân nhắc nhảy việc.

Chấp nhận những đánh đổi

Đánh đổi là một trong những điều bắt buộc bạn phải gặp phải khi đưa ra những so sánh về hai công việc. Công việc mới với cơ hội thăng tiến rõ ràng thì bạn phải chấp nhận chịu những áp lực và trách nhiệm, hay muốn mức lương cao hơn thì đánh đổi bằng thời gian và năng suất chất xám cho khối lượng công việc ấy. Thậm chí những rủi ro bất ngờ bạn gặp phải nếu bắt tay vào những công việc mang lại lợi nhuận cao. Rất nhiều người vì bỏ qua những cân nhắc về đánh đổi mà đã vội vàng nhảy việc, dẫn đến những khủng hoảng và không thể tiếp tục với công việc mới, hối hận vì đã bỏ việc cũ.

Lộ trình tương lai

Và cuối cùng, tránh những “trào lưu” nhảy việc, hay bỏ việc vì sở thích, các bạn nên thiết kế cho bản thân một lộ trình sự nghiệp trong khoảng 5 – 10 năm kế tiếp, chia ra thành từng chặng nhỏ để có thể sắp xếp, theo dõi và kiểm soát một cách khoa học. Bên cạnh đó, việc đưa ra lộ trình tương lai giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch cho công việc, làm chủ được các vấn đề phát sinh, chủ động hơn trong mỗi lần nhảy việc tiếp theo.

Trên đây là 5 điều bạn cần lưu ý khi có ý định nhảy việc, hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có những chuẩn bị kỹ lưỡng, phù hợp với từng kế hoạch cá nhân. Từ đó lựa chọn cho mình hướng đi đúng đắn trong phát triển sự nghiệp. Chúc các bạn thành công!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.