4 lưu ý khi ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử

GD&TĐ - TS Phạm Văn Giềng, Trường THPT Phenikaa (Hà Nội) đưa ra 4 lưu ý với thí sinh khi học, ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Lịch sử.

Ảnh minh họa/ITN.
Ảnh minh họa/ITN.

Lưu ý đầu tiên, TS Phạm Văn Giềng cho biết: Thí sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản trong môn Lịch sử như: Sự kiện, nhân vật, địa danh, các thời kỳ lịch sử, các cuộc chiến tranh, các chiến lược chiến tranh, phong trào cách mạng và ý nghĩa, tác động của các sự kiện lịch sử.

Nội dung thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử tập trung chủ yếu ở lớp 12 (chiếm 80%), các câu hỏi có liên quan đến lịch sử lớp 11 chỉ ở mức độ nhận biết, thông hiểu. Thí sinh có thể trả lời được một số câu hỏi chỉ với kiến thức thông thường.

Bên cạnh kiến thức trong sách giáo khoa, học sinh cần rèn luyện tư duy lịch sử và hệ thống hóa kiến thức đã học để có thể đảm bảo hoàn thành tốt các câu hỏi thi.

Thứ hai, thí sinh cần đọc kỹ đề và các câu hỏi để hiểu rõ yêu cầu của đề bài. Trong đề bài và câu hỏi, có thể có các từ khóa như: "đúng/sai", "không/phải", "trực tiếp, gián tiếp”, “chủ quan, khách quan", "tích cực, tiêu cực", “trước mắt, lâu dài”, “kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội”, "thời gian nào", "tên gì"... Hãy chú ý đến các từ khóa này để trả lời đúng câu hỏi.

Thứ ba, theo TS Phạm Văn Giềng, thí sinh cần phân tích các phương án trả lời để tìm ra đáp án chính xác theo hướng khoanh vùng phương án hợp lý và gạch bỏ phương án có yếu tố sai. Sau khi phân tích kỹ các phương án trả lời, hãy chọn đáp án đúng nhất. Nếu không chắc chắn, hãy suy nghĩ thêm hoặc đánh dấu để xem lại sau. Thí sinh cần phân phối thời gian tốt để có thể xem lại các câu hỏi còn băn khoăn, chưa chốt đáp án.

Cuối cùng, thí sinh nên làm quen với các đề thi mẫu và các dạng câu hỏi thường xuất hiện trong đề thi ở mức độ nhận biết, thông hiểu (80%) và vận dụng (20%). Bằng cách này, thí sinh sẽ nắm rõ cấu trúc, nội dung và yêu cầu của bài thi, từ đó có thể chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi. Những câu hỏi vận dụng và vận dụng cao thường ở dạng làm rõ ý nghĩa, đánh giá tác động, rút ra đặc điểm, dạng so sánh, những kinh nghiệm lịch sử áp dụng trong giai đoạn hiện nay,…

Ảnh minh họa/ITN.

Ảnh minh họa/ITN.

Chia sẻ kinh nghiệm ôn tập, thầy Nguyễn Hữu Minh, Trường THPT Nguyễn Huệ (Bến Tre) cho biết: Dựa trên cơ sở đề tham khảo, giáo viên phân tích cấu trúc ma trận, nội dung đề để định hướng nội dung ôn tập. Giáo viên soạn hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập theo từng chủ đề và theo bộ đề, các mức độ tối thiểu cần đạt được trong mỗi phần, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu nhất trong quá trình ôn tập.

Một số phương pháp ôn tập cơ bản giáo viên có thể hướng dẫn học sinh, như: Lập bảng kiến thức, sử dụng sơ đồ tư duy; giao bài tập trắc nghiệm trực tuyến với số câu hỏi ít ở mức độ thông hiểu, nhận biết cho học sinh thực hiện… Cùng với đó, kết hợp hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập theo nhóm.

Đối với học sinh yếu, giáo viên xây dựng kế hoạch hỗ trợ, giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức, giúp các em nắm được nội dung cốt lõi nhất của bài học. Cũng cần cho học sinh giải đề tham khảo để làm quen với cấu trúc đề thi, nhằm đánh giá mức độ kiến thức tính tới thời điểm hiện tại, đưa ra dự đoán khả năng của bản thân. Qua đó, giúp học sinh điều chỉnh phương pháp học, cách thức học phù hợp để đạt được kết quả tốt.

Thầy Nguyễn Hữu Minh cho biết: Đề thi tham khảo có khoảng 75% câu đều là kiến thức cơ bản - yêu cầu cần đạt. Nội dung đề thi chủ yếu thuộc chương trình lớp 12 (chiếm 90%), lớp 11 (chiếm 10%). Câu hỏi không nặng về lịch sử chiến tranh, quân sự mà bao quát được các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, ngoại giao,... Đề tham khảo bảo đảm tính phân hóa học sinh, mức độ vận dụng, vận dụng cao chiếm khoảng 25%.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.