4 lưu ý giúp sếp thu phục nhân viên có cá tính mạnh

Trong bất kỳ tổ chức, tập thể nào cũng đều xuất hiện những “màu sắc” tính cách cá nhân riêng biệt góp phần tạo nên độ đa dạng và phong phú trong tư duy sáng tạo. 

4 lưu ý giúp sếp thu phục nhân viên có cá tính mạnh

Những tính cách ấy có lúc tồn tại hòa thuận để cùng phát triển nhưng cũng có lúc gặp khó khăn trong việc dung hòa để đảm bảo mối quan hệ công sở giữa các nhân viên. Theo các Chuyên gia Nhân sự tại công ty việc làm CareerLink thì đối với một người lãnh đạo, việc tuyển dụng nhân viên tiềm năng thôi chưa đủ, quan trọng là cần biết cách thu phục những nhân tố nổi bật với cá tính mạnh mẽ, khác biệt như vậy để đảm bảo chất lượng nhân sự cũng như lợi ích công ty.

Chia sẻ về vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 bước giúp sếp thu phục nhân viên có cá tính mạnh trong quá trình làm việc.

Nên tôn trọng và tin tưởng

Nếu như đối với những nhân viên bình thường vẫn cần một người sếp như bạn tôn trọng nhất định thì đối với nhân viên có cá tính mạnh, tôn trọng chính là chìa khóa giúp bạn dễ có được sự phục vụ toàn tâm toàn lực của họ. Có thể nói, một trong những lí do khiến doanh nghiệp luôn muốn thu phục những nhân viên có cá tính mạnh là bởi vì tinh thần tư duy và năng lực sáng tạo đặc biệt đến từ họ.

Thế nên nếu như sự “cá biệt” ấy vẫn còn nằm trong khuôn phép, chuẩn mực thì bạn nên học cách tôn trọng họ, nghiêm túc trong quá trình trao đổi và lắng nghe cũng như cần thể hiện sự tin tưởng nhất định khi giao những trọng trách quan trọng. Điều này không những giúp họ hiểu được giá trị đặc biệt của bản thân mà từ đó còn có thái độ tiếp thu kinh nghiệm và rèn luyện nhân cách sao cho phù hợp với doanh nghiệp.

Hạn chế chỉ trích và đổ lỗi

Có những lúc kế hoạch không đi đúng như những gì bạn mong đợi hay thậm chí diễn biến cực kì xấu. Một sai lầm mà các vị lãnh đạo hay gặp phải là quy chụp phần trách nhiệm, tâm lý của bạn cho rằng lỗi lớn nhất thuộc về nhân viên với cá tính mạnh và buông ra những lời chỉ trích, đổ lỗi cho họ.

Việc chỉ trích, đổ lỗi vốn đã là không nên, ở trường hợp này khi mà trách nhiệm phải đến từ tập thể thì bạn lại chỉ dồn cho một người sẽ khiến bản thân nhân viên đấy cảm thấy vô cùng ấm ức và đẩy lòng tự ái lên cao, dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có. Và kết quả là gì? Bạn vừa mất một nhân viên tiềm năng, vừa gây hoang mang trong đội ngũ nhân sự vì cách xử lý thiếu kinh nghiệm và tất nhiên là vẫn chẳng giải quyết được gì để cải thiện tình hình dự án/ chiến lược hiện tại.

Đừng cố làm bạn với nhân viên

Thêm một lầm tưởng lớn của các bạn khi ở vị trí lãnh đạo đó chính là suy nghĩ kết bạn với nhân viên có cá tính mạnh để thu phục dễ dàng hơn. Việc bạn cố làm bạn với những nhân viên này không chỉ gây bất tiện trong thể hiện tiếng nói cũng như vai trò quyền lực mà còn khiến những mối quan hệ công sở trở nên nhập nhằng, không rõ ràng vì không biết khi nào nên hành xử như bạn bè, khi nào nên phân rạch ròi vị trí giữa sếp và nhân viên.

Bên cạnh đó, theo nhiều khảo sát thì những nhân viên được cho là có cá tính mạnh đều trả lời rằng họ cảm thấy e dè và không thoải mái và có cảm giác thiếu tự nhiên khi cấp trên quan tâm quá mức đến các vấn đề cá nhân như gia đình, tình cảm mặc dù mối quan hệ của họ với vị sếp đó chưa tới mức thân thiết như vậy.

Cho họ thấy những người tài năng xung quanh

Đối với việc rạch ròi trong quan hệ công sở là cách thể hiện vai trò của một vị sếp thông minh trong cách “điều binh khiển tướng”. Bằng cách nắm rõ tâm lý có phần tự tin, ngạo mạn của những nhân viên cá tính, bạn cần để họ thấy được xung quanh họ, trong môi trường doanh nghiệp cũng như trong quá trình tuyển dụng luôn thường trực rất nhiều người có tiềm năng và sẵn sàng thay thế vị trí của họ.

Chỉ cần bạn tinh tế thể hiện thông điệp này trong những buổi họp mặt, trò chuyện trao đổi, hiệu quả sẽ đến ngay trong các dự án công việc tiếp theo. Bên cạnh việc tích cực nâng cao tư duy, thay đổi góc nhìn để trở nên đặc biệt hơn, họ sẽ không ngừng cố gắng phấn đấu để chứng tỏ cho bạn thấy trình độ và giá trị của họ.

Trên đây là 4 bước để sếp thu phục nhân viên có cá tính mạnh, hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tâm lý và hành động một cách thông thái, hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.