Đậu phụ
Những tranh cãi xung quanh đậu nành vẫn tiếp diễn với một nghiên cứu công bố trên tờ Dementia and Geriatric Cognitive Disorder, trong đó các tác giả nhận thấy có sự liên quan giữa việc ăn nhiều đậu phụ - khoảng 9 lần hoặc hơn mỗi tuần - với tăng nguy cơ bị suy giảm nhận thức và trí nhớ.
Các nhà nghiên cứu phân tích lượng đậu phụ tiêu thụ của 719 người Indonesia - cả nam và nữ, và sau đó cho họ làm một loạt bài kiểm tra trí nhớ. Những người ăn trên 9 phần đậu phụ mỗi tuần khó đối mặt với những bài kiểm tra đòi hỏi cao về trí nhớ cao những người ăn ít.
Dù chưa thể kết luận - mối liên hệ chỉ đơn thuần là có liên quan, chứ không phải là nhân quả - nhưng các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng các chất phytoestrogen trong đậu phụ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não.
Tuy nhiên, trước khi quay trở lại thói quen ăn bít- tết, hãy cân nhắc rằng món tempeh - một món ăn khá phổ biến làm từ đậu nành lên men khá phổ biến – đã thực sự được thấy là cải thiện trí nhớ trong nghiên cứu này.
Thực phẩm sẵn hoặc đã nấu chín
Cũng tương tự các thực phẩm chiên, thực phẩm chế biến sẵn hoặc đã nấu chín cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của bạn và chúng làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn thái hóa não khi về già (chẳng hạn như bệnh Alzheimer).
Cá ngừ
Đây là một loại thực phẩm dễ chế biến, cung cấp nhiều protein cho một bữa ăn sau khi bạn trở về từ phòng tập. Nhưng không có nghĩa là nó tốt cho trí não của bạn.
Theo một nghiên cứu trên tờ Intergrative Medicine: Những người ăn hơn 3 phần ăn là các loại cá có vị trí cao trong chuỗi thức ăn - như cá ngừ, cá mú, cá hanh, cá vược, cá kiếm hoặc cá mập - mỗi tuần ( hoặc hơn bốn phần một tháng ) có nguy cơ bị suy giảm nhận thức. Thủ phạm? Tất nhiên là hàm lượng thủy ngân cao.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích thói quen ăn hải sản của 384 người và cho họ làm một loạt các bài kiểm tra về nhận thức. Những người có hàm lượng thủy ngân trong máu cao nhất có điểm kiểm tra thấp hơn những người có hàm lượng thủy ngân thấp nhất.