Thứ nhất, năng lực lãnh đạo để tác động vào các yêu cầu chính trị, văn hóa phát triển nhà trường. Năng lực lãnh đạo đòi hỏi hiệu trưởng chỉ đạo sao cho mọi thành viên của trường lấy “Nghĩa tình” là giá trị sống chủ đạo, lấy việc xác định được “Mục tiêu phát triển” là công việc ưu tiên, lấy “Đạo lý” là động lực làm việc.
Thứ hai, năng lực quản lý để tác động vào các yêu cầu sư phạm phát triển nhà trường. Năng lực quản lý đòi hỏi hiệu trưởng chỉ đạo sao cho mọi thành viên của Trường lấy “Nghĩa vụ” là giá trị sống chủ đạo, lấy việc xác định được “Giải pháp phát triển” là công việc ưu tiên, lấy công lý là động lực làm việc.
Thứ ba, năng lực Quản trị để tác động vào các yêu cầu Kinh tế phát triển nhà trường. Năng lực Quản trị đòi hỏi hiệu trưởng chỉ đạo cho mọi thành viên của trường lấy “Sự kiến tạo nên lợi ích cụ thể” là giá trị sống chủ đạo, lấy việc ấn định được kết quả phát triển (qua Lượng /Chất đo được) là công việc ưu tiên lấy Pháp lý là động lực làm việc
Yêu cầu sự thực hiện Năng lực | Giá trị sống cần tâm niệm | Công việc ưu tiên cần quán triệt | Động lực thúc đẩy cần bao quát |
Lãnh đạo | “Nghĩa tình” | Mục tiêu phát triển (Các khía cạnh Chính trị) | Đạo lý (là chủ yếu) |
Quản lý | “Nghĩa vụ” | Giải pháp phát triển (Các khía cạnh Sư phạm) | Công lý (là chủ yếu) |
Quản trị | “Lợi ích cụ thể” | Kết quả phát triển Qua lượng /chất đó được (Các khía cạnh Kinh tế) | Pháp lý (là chủ yếu) |
Cũng theo PGS Đặng Quốc Bảo, hiệu trưởng quán triệt phương châm “Dĩ bất biến…” và “Công thủ vận trù…”
“Dĩ bất biến - Ứng vạn biến” và “Công thủ vận trù vô lậu toán” là các lời huấn đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đồng chí của mình.
Vận dụng vào công tác, Hiệu trưởng luôn lấy sự tiến bộ nhân cách người học làm Dĩ bất biến, còn dùng phương pháp dạy học, phương pháp Kinh tế nào là Ứng vạn biến. Đương nhiên các phương pháp này phải đặt trên nền tảng Nhân Nghĩa
“Công thủ vận trù vô lậu toán” (Công thủ vận trù không sơ hở) đòi hỏi Hiệu trưởng biết phân tích một cách thành thục Nhà trường thường rơi vào 4 hoàn cảnh:
Chủ quan mạnh – Khách quan thuận lợi, khi đó chiến lược hành động của Trường là: “Phát triển”
Chủ quan mạnh – Khách quan khó khăn, khi đó chiến lược hành động của Trường là: “Ổn định – Thích ứng”
Chủ quan yếu – Khách quan thuận lợi, khi đó chiến lược hành động của Trường là: “Ổn định – Tăng trưởng”
Chủ quan yếu – Khách quan khó khăn, khi đó chiến lược hành động của Trường là: “Ổn định – Phòng thủ”.