Hiệu Trưởng thực hiện chu trình làm việc có tính hệ thống bao quát 16 việc gồm: Phân tích Tình hình (Situation analysic); Nhận thức Nhu cầu (Needs); Thiết kế Chính sách (Policy)
Cụ thể hóa thành Nhiệm vụ (Task); Xây dựng Kế hoạch (Plan); Hình thành Chiến lược hành động (Strategy); Phân tích tiêu chuẩn áp dụng (Standart); Phát hiện nguồn lực (Resource); Huy động nguồn lực (Mobilizing Resource)
Tổ chức (Organizing); Phân bổ nguồn lực (Allocating Resource); Triển khai (Implementary)
Chỉ đạo (Leading); Kiểm tra (Controling); Đánh giá (Evaluating); Phản hồi (Feed back)
Mười sáu bước này như một chu trình có Khởi động, Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc, Về đích. Nếu thực hiện Hệ thống, Hiệu Trưởng sẽ thu được kết quả thực tiễn đầy khích lệ.
Năm bộ số 7 là hành trang của Hiệu trưởng
Thứ nhất 7 Tri
Nội dung Bảy tri gồm: Tri kỷ - Tri bỉ (Biết mình/ Biết người); Tri thế - Tri thời (Biết tình thế/ Xu thế Biết thời cơ (cơ may)/Nguy cơ (khó khăn); Tri biến (Biết biến đổi theo phương châm: Dĩ bất biến/ Ứng vạn biến Công thủ vận trù không sơ hở); Tri túc – Tri chỉ (Biết thế nào là đủ Biết đến đâu phải dừng)
Mô hình của 7 tri:
Thứ 2: “5W + H + 2Q”: Có 7 câu hỏi luôn luôn đặt ra cho Hiệu trưởng, gồm: What – Why / Làmgì – Tạisao
Who – Why / Làmvớiai – Tạisao
When – Why/ Làmkhinào – Tạisao
Where – Why/ Làm ở đâu – Tạisao
How – Why / Làmbằngcáchnào – Tạisao
Quantity – Why / Làmđạttớisốlượngnào – Tạisao
Quality – Why / Làmtheochấtlượngnào – Tạisao
Mô hình 5W+H+2Q:
Thứ 3: 7 Nhân tố trên Bàn tay cần quán triệt
Xòe bàn tay trái thấy có 7 nhân tố sau:
Ngón tay cái: biểu thị Thể lực;
Ngón tay Trỏ: biểu thị Trí lực;
Ngón tay Giữa: biểu thị Tâm lực
Ngón tay Áp út: biểu thị Quan hệ (Quan hệ là một tiềm năng mạnh của người Hiệu trưởng)
Ngón út: biểu thị Cơ hội (Cơ hội chợt đến, chợt đi. Hiệu trưởng cần luôn luôn nắm bắt cơ hội mới thành công)
Lòng bàn tay: biểu thị Năng lực Tổ chức.
Cổ tay: biểu thị năng lực điều khiển. Minh họa cụ thể như sau:
Thứ 3: 7 phạm trù m
Hiệu trưởng bảo đảm vận động hài hòa bảy phạm trù sau:
m1: manpower / nhânlựccủaTrường
m2: money / TàilựccủaTrường
m3: machine equipment / Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường
m4: material / Nguyên liệu, ở đây là dòng tuyển sinh hàng năm
m5: marketing (Thành phẩm, ở đây là dòng học sinh ra trường phải có công ăn việc làm hay được chuyển cấp)
m6: method (phương pháp làm việc, phương pháp gắn kết các yếu tố)
m7: maneouvre (mưu lược làm việc, không được có “Mưu lược bẩn” song “Hữu dũng vô mưu” thì thất bại)
Mô hình 7m:
“m1 m2 m3” tạo nên Tam giác 1
“m4 m5 m6” tạo nên Tam giác 2
“m7” là Tâm của hai Tam giác
Thứ tư: 7 phạm trù S
Hiệu trưởng thúc đẩy 7 phạm trù S
S1: Staff (Độingũ). Hiệu trưởng thu hút được nhân lực manpower, song phải làm cho nhân lực này gắn kết với nhau thành đội ngũ. Đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và đồng thuận với nhau về mục tiêu hành động
S2: Structure (Cấu trúc trong của đơn vị)
Hiệu trưởng chú ý đến công tác Tổ chức nội bộ, làm cho cấu trúc này có gắn kết chặt (không lỏng lẻo) song cũng không cứng nhắc, minh họa qua bàn tay có lúc năm ngón tay phải xòe ra, có lúc năm ngón tay phải chạm vào nhau như nắm đấm, dù chạm vào các ngón tay đều có đột rồi, không ngón nào khuất lấp đi.
S3: System (Hệthống)
Nhà trường nằm trong một hệ thống, không đơn độc. Hiệu trưởng làm cho Hệ thống bao bọc lấy Nhà trường luôn luôn ủng hộ các Chủ trương phát triển của nhà trường
S4: Skill (kỹnăng): Kỹ năng hành động của Hiệu trưởng phải đúng quy luật
S5: Style (Phongcách): Phong cách làm việc của Hiệu trưởng phải linh hoạt: Lúc cần dân chủ thì phải khêu gợi được mọi ý kiến, lúc cần tập trung thì phải đảm bảo sự quyết đoán cần thiết.
S6: Strategy (Chiếnlược): Có chiến lược phòng thủ, có chiến lược cầm cự, có chiến lược tấn công
S7: Superpriority (Siêu ưu tiên): Hiệu trưởng cần có sự sáng suốt, xác định được các ưu tiên đích đáng trong một ngày làm việc, một tuần làm việc, trong năm học
Mô hình cho 7 phạm trù S:
“S1 S2 S3” tạonênTam giác 1
“S4 S5 S6” tạonênTam giác 2
“S7” là tâm của hai Tam giác
Ông Richard Sloma, một nhà quản lý thực tiễn có nhiều thành công trong sự nghiệp có lời nhắn gửi tới các Hiệu trưởng:
“Mỗi sáng bắt đầu ngày làm việc, hãy tâm niệm:
• Tia lửa để bừng lời ước vọng
• Công việc cụ thể để có trách nhiệm
• Viễn cảnh để Đổi mới
• Kế hoạch để khép mình vào kỷ luật
• Những thử thách phía trước để có can đảm
• Hệ thống mục tiêu để có hoài bão…
Ông Klaus Schwab, Nguyên Giám đốc Diễn đàn Kinh tế Thế giới thì nói về bốn sự thông minh mà Người Quản lý trong Bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 phải tích lũy:
- Thông minh Trí tuệ bối cảnh
- Thông minh Trí tuệ cảm xúc
- Thông minh Cảm hứng
- Thông minh Thể chất