15 câu nói giúp làm dịu cơn tức giận của con ngay lập tức

GD&TĐ - Khi một đứa trẻ tức giận, những điều cha mẹ nói có thể thực sự làm cơn giận đó tăng mạnh và kéo dài hơn, thay vì dịu đi.

Khi trẻ giận, những lời la mắng của bố mẹ càng “đổ thêm dầu vào lửa” (Ảnh minh họa).
Khi trẻ giận, những lời la mắng của bố mẹ càng “đổ thêm dầu vào lửa” (Ảnh minh họa).

Con hay ăn vạ nơi công cộng ư? Mẹ chỉ cần áp dụng cách này! Gợi ý bố mẹ 15 cách khéo léo để từ chối trẻ. Thay vì thốt lên những lời tức tối, khó chịu, hãy sử dụng cách nói thay thế sau:

1. Bố/mẹ thấy là con đang khó chịu. Nói bố/mẹ biết có chuyện gì thế?

Thay vì nói: “Đừng có than thở nữa!”, câu nói trên sẽ thể hiện sự quan tâm thực sự của cha mẹ đến cảm xúc của trẻ. Nhờ đó, trẻ cảm thấy được an ủi.

2. Hai bố/mẹ con mình nói chuyện riêng với nhau nhé. Con có thể chia sẻ với bố/mẹ mà. 

Câu này hiệu quả hơn nhiều so với “Con không thấy mọi người đang nhìn chúng ta à? Thật xấu mặt quá đi”.

3. Bố/mẹ yêu con!

Thay vì thốt lên những lời làm tăng cảm giác giận dữ với con như “Bố/mẹ mệt mỏi với kiểu cách này của con lắm rồi”, hãy luôn nói với con rằng bạn yêu con. Đây là cách tốt để nhắc nhở con (và cả chính bạn) về việc trẻ đặc biệt với cha mẹ đến nhường nào.

4. Giận dữ không sao cả. Đôi khi bố/mẹ cũng giận dữ mà.

Thay vì hét lên với con và ám chỉ rằng trẻ không có quyền giận dữ, hãy cố gắng giải thích những cảm xúc mà trẻ đang có và tất cả những gì ta cũng từng trải qua.

Trẻ chỉ cần học cách kiểm soát những cảm xúc này. Nếu bạn chỉ hét vào mặt con rằng hãy đi về phòng con đi, trẻ sẽ không bao giờ học được cách bình tĩnh và suy nghĩ thấu suốt mọi việc một cách lý trí.

5. Bố/mẹ có thể giúp con.

Khi trẻ bực bội, tức giận vì không thể hoàn thành một nhiệm vụ, làm cho trẻ bình tâm trở lại bằng cách chân thành đề nghị được giúp trẻ xử lý tình huống. Tận dụng khoảnh khắc chỉ bảo này để làm trẻ xao nhãng khỏi cơn giận.

6. Thế còn việc ăn gì đó hoặc nằm xuống một chút thì sao? Con có thể giận dữ vì đang đói hoặc buồn ngủ đấy.

Thay vì cảm giác khó chịu khi trẻ tỏ ra chán nản hay tức giận, trao cho trẻ cơ hội thay đổi thái độ và tìm giải pháp cho cơn giận của trẻ.

7. Bố/mẹ sẽ ở đây khi con sẵn sàng nói chuyện.

Nếu con tự giam mình trong phòng riêng, thử nói với con rằng bạn luôn sẵn sàng và sẽ trò chuyện với con khi con cảm thấy muốn nói.

8. Bố/mẹ biết con cảm thấy thế nào mà.

Không được xem thường cảm xúc của trẻ, ngay cả khi lý do khiến trẻ buồn bực thật vô lý, hay ngốc nghếch. Đồng cảm với những gì trẻ đang phải trải qua.

9. Sẽ có những cơ hội khác dành cho con để thử lại lần nữa mà.

Chia sẻ với con bằng cảm xúc tích cực (Ảnh minh họa).

Nếu con buồn vì thua một cuộc thi hoặc thất vọng với kết quả bài kiểm tra, hãy lựa chọn từ ngữ cẩn thận trước khi muốn an ủi con.

Nói với trẻ rằng bạn tự hào vì trẻ đã luôn nỗ lực để giành vị trí cao nhất. Động viện trẻ thử lại lần nữa và đảm bảo rằng trẻ biết bạn rất yêu con.

10. Bố/mẹ chắc chắn là ngày mai, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn.

Cảm xúc tích cực là chìa khóa khi con cái cảm thấy buồn bực.

11. Thế chúng ta sẽ bắt đầu lại từ đầu thì sao?

Khích lệ trẻ tiếp tục tiến bước. Con sẽ cần tình yêu và sự ủng hộ của bạn.

12. Sẽ ra sao nếu chúng ta làm thế này, thay vì thế kia?

Nếu con cảm thấy bất lực và nản chí, hãy giúp con bằng cách đưa ra những gợi ý về giải pháp.

13. Con vô cùng quan trọng với bố/mẹ. Bố/mẹ chẳng thích nhìn thấy con thế này đâu.

Diễn tả việc bạn quan tâm nhiều tới con như thế nào sẽ giúp trẻ vượt qua được nỗi buồn giận trong lòng.

14. Hãy để bố/mẹ giải thích lần nữa. Con có thể nhắc lại những gì bố/mẹ vừa nói không? Bố/mẹ muốn biết con có hiểu không.

Thật dễ dàng để trách mắng con và nói những lời như: “Mẹ còn phải lặp lại điều này bao nhiêu lần nữa? Tại sao lại khó để hiểu đến vậy?”. Nhưng khi bạn dành thời gian để giải thích và đảm bảo rằng con đã hiểu, bạn sẽ trở nên gần gũi với con hơn.

Trao cho trẻ cơ hội thay đổi thái độ (Ảnh minh họa).

15. Nào, tới đây và ôm bố/mẹ một cái nào!

Một hành động nhẹ nhàng, ấm áp sẽ dạy trẻ nhiều hơn so với một cái bạt tai hay tét mông.

Khi vướng vào một cuộc tranh cãi vì chuyện bực bội của con, bạn chẳng khác nào đang dùng đá để chơi trò ném tuyết – rốt cuộc, mọi người đều bị tổn thương.

Nếu bạn liên tục giận dữ với con và ngược lại, hãy xem xét việc tìm kiếm trợ giúp chuyên nghiệp từ một chuyên gia trị liệu. Một người mẹ từng chia sẻ trên blog của mình rằng, cô đã thử đủ mọi cách ra sao để làm giảm những nắm đấm, những cơn thịnh nộ của con cho tới khi cô ấy phát hiện ra rằng, nguồn gốc của mọi vấn đề sâu xa hơn nhiều so với tưởng tượng của cô – con trai cô bị mắc hội chứng rối loạn xử lý thông tin về cảm giác.

Đó là thứ chỉ có thể được nhận diện với sự giúp đỡ của người có chuyên môn đã được đào tạo bài bản. Nếu bạn lo ngại về trường hợp của mình, có thể bạn nên làm như người mẹ trên.

Theo afamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...