10 lý do phụ nữ Nhật trẻ mãi không già, phụ nữ Việt nên học hỏi

GD&TĐ - Người Nhật có tuổi thọ cao, vóc dáng thanh mảnh quyến rũ và không sợ thừa cân nhờ chế độ dinh dưỡng lành mạnh mỗi ngày.

Ảnh: Care 2
Ảnh: Care 2

Giải thích cho chế độ ăn uống của người Nhật, Naomi Moriyama, tác giả cuốn “Japanese Women Don’t Get Old or Fat”, tức Phụ nữ Nhật Bản lâu già và không béo, đưa người đọc vào căn bếp của mẹ cô tại Nhật Bản. Người phụ nữ tiết lộ 10 bí mật để sống lâu và khỏe mạnh.

1. Các món ăn hằng ngày ưa thích

Cá, các loại rong biển, đậu nành, cơm, trà xanh.

2. Ăn chậm, chia thành các bữa nhỏ 

Theo Moriyama, từ những ngày thơ bé, người Nhật đã được dạy ăn thật chậm để cảm nhận độ ngon của từng miếng thức ăn. Lượng đồ ăn trên đĩa của họ luôn chỉ bằng 1/3 so với người Mỹ. Những nguyên tắc khi ăn của người Nhật:

– Không để thức ăn đầy các đĩa.

– Không bao giờ ăn một lượng lớn mỗi món ăn dù có thích đi chăng nữa.

– Mỗi món ăn được để ở một đĩa riêng để vị không trộn lẫn.

– Mỗi món được trang trí một cách tự nhiên.

– Yếu tố tươi ngon là ưu tiên hàng đầu.

3. Người Nhật chuộng ăn cơm nhà:

Người Nhật thích những bữa cơm nhà hơn đi ăn ở hàng quán. Một bữa cơm truyền thống gồm cá nướng, cơm, rau om, súp miso, trái cây thái lát cho bữa ăn tráng miệng và uống trà xanh sau bữa ăn.

Dân số Nhật chỉ chiếm 2% của thế giới, số cá họ tiêu thụ lên đến 10% tổng lượng cá đánh bắt trong một năm. Cá là loại thực phẩm tuyệt vời trong chế độ ăn uống của phụ nữ Nhật Bản bởi đây là nguồn chứa axit béo omega-3 và protein. Omega-3 giúp thúc đẩy sự trao đổi chất, còn protein giúp nhanh no và no lâu.

Người Nhật đặc biệt thích ăn cá hồi vì chúng ít calo, ăn sẽ không lo bị tăng cân mà còn giữ được vóc dáng thon thả. Họ tiêu thụ các loại rau họ cải, bông cải xanh, cải bắp, cải xoăn, súp lơ và cải bruxen nhiều gấp 5 lần so với người Mỹ.

4. Sử dụng thực phẩm tươi và theo mùa

Trong cuốn sách của tác giả Moriyama, siêu thị ở Nhật bán thực phẩm tươi ngon với hạn sử dụng rất ngắn. Phụ nữ Nhật Bản dùng thực phẩm được đóng gói nửa giờ ngay hôm đó để chuẩn bị cho bữa ăn gia đình.

Bữa ăn truyền thống với cá, rau, súp miso của người Nhật. Ảnh: Pinterest.

5. Nấu thức ăn chín tới

Các cách chế biến thức ăn phổ biến nhất ở Nhật Bản gồm: hấp, nướng trên chảo, xào nhỏ lửa hoặc nhanh chóng trong một cái chảo… Các đầu bếp Nhật Bản chú ý sử dụng dầu tốt cho tim và tăng hương vị của món ăn. Các bữa ăn được chế biến với lượng vừa đủ giúp người ăn cảm thấy ngon miệng và đủ no.

6. Người Nhật ăn cơm thay vì bánh mì

Điểm khác biệt nổi bật giữa các cách ăn uống của người phương Đông và phương Tây là ở chi tiết này. Tiêu thụ nhiều bột mì tinh luyện, vốn có nhiều trong bánh mì là nguyên nhân chính của tình trạng béo phì ở Mỹ ngày nay. Thay vì ăn bánh mì với mỗi bữa ăn, hãy ăn một nửa chén gạo nâu hoặc ngũ cốc nguyên hạt khác 1-2 lần mỗi ngày như người Nhật.

7. Bữa sáng quan trọng nhất với người Nhật

Bữa sáng của người Nhật có thể bao gồm các món như trà xanh, cơm, súp miso với đậu hũ và hành lá, rong biển, trứng tráng hay cá. Đó là bữa ăn được xem trọng và người Nhật hiếm khi bỏ qua dù có bận rộn.

Cá tươi là thực phẩm được người dân xứ sở hoa anh đào ưa chuộng. Ảnh: Pinterest.

8. Hạn chế món tráng miệng là đồ ngọt

Điều này không có nghĩa là người Nhật không chuộng các món ăn hấp dẫn như chocolate, bánh ngọt, bánh quy, kem… Tuy nhiên họ thưởng thức chúng vào dịp khác chứ không phải để tráng miệng. Trên thực tế, những thức ăn ngọt khi càng ăn nhiều càng kích thích sự thèm ăn và sự tăng cân là hệ quả tất yếu.

9. Không quan tâm tới việc ăn kiêng

Trong khi người Mỹ luôn ám ảnh về việc ăn kiêng và cân nặng thì người Nhật được khuyến khích thưởng thức đa dạng hơn các loại thực phẩm. Tuy nhiên, một bộ phận thế hệ thanh niên trẻ đang dần bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện các cửa hàng thức ăn nhanh từ phương Tây ở Nhật.

10. Tập thể dục

Theo bài viết trên tạp chí Time “Làm thế nào để sống 100 tuổi”, người Nhật có sức khỏe tốt và vóc dáng tuyệt vời bởi họ tích cực kết hợp các hình thức tập luyện khác nhau mỗi ngày. Họ vận động trong cuộc sống thường nhật như đi xe đạp quanh thành phố, đi bộ, đi bộ đường dài và tranh thủ vận động ngay cả khi ngồi.

Theo phunugiadinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.