Xúc động món quà người thầy mắc bệnh hiểm nghèo tặng học sinh vùng cao

GD&TĐ - Mặc dù mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng thầy Khoa đã mang hơn 100 triệu đồng của gia đình để xây dựng và duy trì bếp tình thương cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Thầy Khoa cùng các thầy cô chuẩn bị cơm cho các em học sinh vùng khó khăn.
Thầy Khoa cùng các thầy cô chuẩn bị cơm cho các em học sinh vùng khó khăn.

Tình thầy

Dưới cái nắng oi ả của núi rừng Tây Nguyên, chúng tôi theo những con đường đất đỏ bazan để tìm về ngôi trường Tiểu học Kim Đồng (xã Ia Tul, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai).

Chúng tôi đến trường vào đúng giờ ra chơi, khi các em học sinh nước da ngăm đen vì cái nắng gió Tây Nguyên đang đùa nghịch ngoài sân. Những bộ quần áo trắng các em mặc đã ngả màu vàng...

Mặc dù cuộc sống khó khăn, nhưng trên gương mặt các em luôn nở nụ cười hồn nhiên, rạng rỡ.

Ngôi trường nhỏ hiện ra trước mắt chúng tôi với điều kiện học tập, sinh hoạt còn rất nhiều thiếu thốn. Khi chúng tôi hỏi thăm phòng thầy Trần Đăng Khoa (45 tuổi) – Hiệu trưởng trường Kim Đồng, các học sinh nhao nhao: “Thầy Khoa đang ở trong bếp nấu cơm trưa cho chúng em ạ”.

Thoáng chút bất ngờ, chúng tôi tiến về phía căn bếp nhỏ. Tại đây, một người đàn ông mặc sơ mi trắng, thân hình gầy gò đang xắn tay áo dọn dẹp và phụ giúp mọi người nấu cơm trưa trong căn bếp nhỏ.

Thấy có khách đến chơi, thầy Khoa rửa vội đôi tay mời chúng tôi lên phòng mình rồi rót chén nước mát mời khách. Với gương mặt hiền hậu, thầy vui vẻ và từ tốn kể cho chúng tôi nghe về ngôi trường đã gắn bó và đi cùng thầy suốt nhiều năm nay.

Thầy Khoa cho hay, khu vực này thuộc vùng sâu vùng xa nên các em học sinh đa phần là người đồng bào dân tộc Jrai. Do quen sống với bố mẹ và gia đình nên các em chủ yếu nói tiếng đồng bào mình. Đến khi đi học, các thầy cô vô cùng khó khăn khi cho các em làm quen với Tiếng Việt.

Không những thế, học sinh lớp 1 mặc dù được thầy cô chỉ bảo tận tình nhưng sau 1 buổi hay 1 ngày học lại quên hết kiến thức. Do đó, thầy đã nghĩ đến việc xây dựng bếp ăn tình thương cho các em để có thêm thời gian bổ trợ kiến thức cho khối lớp 1.

Theo thầy Khoa, 11 năm làm hiệu trưởng ở ngôi trường này, thầy hiểu rõ hoàn cảnh, cuộc đời các em học sinh của mình. Thầy cũng rất hạnh phúc khi thấy nhiều thế hệ học trò thành đạt.

Tuy nhiên cũng có không ít học sinh do gia đình không đủ điều kiện, các em phải bỏ giữa chừng. Vì thế, thầy luôn trăn trở làm thế nào để giúp đỡ, hỗ trợ các em tốt nhất và... bếp ăn ra đời.

Căn bệnh quái ác không ngăn nổi tình thầy

Theo thầy hiệu trường, bếp ăn cũng một phần nào giúp cho các em học sinh lớp 1 có động lực học tập, tiếp thu kiến thức. Bởi khác với miền xuôi, ở vùng khó khăn này để vận động các em đến lớp là cả một quá trình dài vô cùng khó khăn.

Đặc biệt là học sinh lớp 1, nếu chỉ cần nghỉ 1 buổi học các em sẽ phải bắt đầu lại từ đầu nên nhà trường xây dựng chương trình học hai buổi cho các khối lớp 1, 2, 3 nhằm dạy phụ đạo, tăng cường cho các em nói Tiếng Việt.

Do đó để giữ được các em ở lại trường, thầy đã góp tiền mở bếp ăn và lo chỗ cho các em nghỉ trưa tại trường.

Do tiếp thu chậm hơn so với miền xui nên các em học sinh nơi đây nghỉ lại trường để học thêm buổi chiều.

Do tiếp thu chậm hơn so với miền xui nên các em học sinh nơi đây nghỉ lại trường để học thêm buổi chiều.

Để bếp ăn thường xuyên hoạt động, ban đầu thầy Khoa bỏ ra 40 triệu đồng để mua gạo, các vật dụng nhà bếp, chén, bát và tận dụng phòng thư viện cũ làm chỗ nấu ăn.

Còn toàn bộ chi phí, cuộc sống gia đình thầy đều phụ thuộc vào lương giáo viên của vợ. Riêng thầy, mỗi tháng với mức lương 12 triệu đồng, thầy đã trích ra 10 triệu để mua nguyên liệu, dụng cụ để nấu cơm cho học sinh ở trường.

“Gia đình tôi chi phí cho cuộc sống cũng không cần nhiều nên tôi đã dành số tiền lương hàng thángđể xây dựng bếp ăn vào buổi trưa cho học sinh lớp 1. Sau này nếu có điều kiện, nhà trường sẽ mở rộng ra các khối 2,3,4… Bên cạnh đó, nhằm duy trì bếp ăn theo hướng bền vững, tôi đã liên hệ với một số bạn bè để xin gạo, thịt, sách, vở cho những năm tới…”, thầy Khoa với ánh mắt hạnh phúc chia sẻ.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, thầy Khoa mắc căn bệnh mắc bệnh hiếm gặp “xơ cứng bì” đã nhiều năm nay. Bàn tay của thầy khô cứng dần, khiến thầy không thể duỗi thẳng ra được như người bình thường.

Mặc dù gia đình dành dụm tiền và vay mượn thêm để đưa thầy đi chữa bệnh nhưng các bác sĩ cho biết, bệnh của thầy không thể chữa dứt điểm được. Vì thế, để chống chọi với bệnh, thầy mua thuốc về nhà uống.

Bên cạnh đó, do bị co thắt hàm nên giờ đây hàm răng dưới của thầy Khoa cũng đã bị rụng gần hết. Mặc dù sức khỏe giảm sút, thầy vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới các em học sinh.

“Được nhìn thấy các em ăn mặc đầy đủ, có thể tiếp thu tốt kiến thức trên trường là tôi hạnh phúc lắm rồi nên không còn nghĩ tới bệnh tật của mình nữa”, thầy hiệu trưởng tâm sự.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Văn Đức – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ia Pa cho biết, khi được thầy Khoa trao đổi việc sẽ xây dựng một bếp ăn tại trường, ban đầu Phòng Giáo dục cũng thấy lo lắng vì chưa có nguồn kinh phí.

"Tuy nhiên, với sự quyết tâm, hết lòng vì học sinh, thầy Khoa đã bỏ hơn 100 triệu đồng ra để duy trì bếp ăn. Sau đó, thầy nhờ các nguồn lực bên ngoài chung tay xây dựng bếp ăn này…Từ những tính toán hợp lý và tính bền vững, Phòng Giáo dục cũng như UBND huyện rất ủng hộ và luôn đồng hành cùng thầy Khoa…”, ông Đức nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.