Xử lý cán bộ “nín thở” qua sông!

GD&TĐ - Hiện nay, tình trạng cán bộ, công chức (CBCC) tham nhũng, tiêu cực diễn ra khá nhiều nhưng cơ quan chức năng chưa có biện pháp thật sự hữu hiệu để loại trừ, ngăn chặn. 

Xử lý cán bộ “nín thở” qua sông!

Tuy nhiên, gần đây lại xuất hiện thêm tình trạng cũng rất đáng lo ngại, đó là việc CBCC sợ trách nhiệm, ngại va chạm hoặc do thiếu tinh trách nhiệm mà không giải quyết hoặc kéo dài các vụ việc liên quan đến người dân một cách... vô thời hạn!

Hiện tượng này, dù không có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng nhưng tác hại tiêu cực mà nó gây ra cho người dân, cho xã hội cũng rất lớn. Đó là việc người có trách nhiệm cố tình không giải quyết, chỉ hứa hẹn, trả lời qua loa cho xong chuyện khi tiếp xúc, giải quyết đơn thư của người dân nhưng mãi cũng chẳng có kết quả gì!

Để đối phó với người dân và cấp trên các CBCC này thường ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức các cuộc họp... nhưng kết luận, chỉ đạo lại chung chung. Mục đích chỉ nhằm kéo dài vụ việc, theo kiểu “nín thở” qua sông, chờ hết nhiệm kỳ hoặc về hưu.

Theo đó, nếu là người mới đến thì lấy lý do mới nhận công tác, chưa nắm kỹ nội dung hoặc đang xem xét giải quyết, thậm chí không giải quyết mà đổ lỗi cho người tiền nhiệm và điệp khúc này có thể được lặp lại. Trường hợp người dân, dư luận báo chí có ý kiến thì lấy lý do này, khác để lẫn tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm qua lại giữa các cơ quan nhà nước với nhau.

Minh chứng cho điều này, là rất nhiều công trình, dự án, vụ việc khiếu nại, tố cáo của người dân, tổ chức không được giải quyết dứt điểm, thấu tình, đạt lý mà cứ dây dưa, kéo dài từ năm này ra năm khác, mặc dù đã qua rất nhiều khâu, quy trình, cuộc họp, công văn chỉ đạo... Nguyên nhân là do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thiếu trách nhiệm không tích cực trong việc triển khai, thúc đẩy để giải quyết, hoàn thành theo chức trách nhiệm vụ được giao.

Trong khi đó, công việc vẫn cứ tồn đọng, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, tổ chức bị “treo” vô thời hạn. Bên cạnh đó, vì sợ trách nhiệm mà nhiều CBCC nảy sinh tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm lên cơ quan cấp trên, chỉ khi nào cấp trên chỉ đạo, đôn đốc mới làm! Biểu hiện rõ nhất là có rất nhiều vụ việc tồn đọng hàng chục năm nhưng khi có ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền là công việc chạy “ầm ầm”, đặc biệt người có chức vụ càng cao thì công việc chạy càng nhanh, chỉ vài ngày là có kết quả!

Chính vì vậy mà xảy ra rất nhiều vụ việc, hệ lụy liên quan như người dân bức xúc khiếu kiện đông người hoặc gây ra các vụ việc mất trật tự an toàn xã hội hoặc xâm hại đến tính mạng, tài sản của người khác, của nhà nước... Những vụ việc liên quan đến người dân chậm giải quyết đã trực tiếp ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống chính trị, tính nghiêm minh của pháp luật.

Việc CBCC vô trách nhiệm, hứa hẹn, thậm chí xin lỗi nhưng “đâu rồi để đấy” cho xong chuyện, chờ cho khi hết nhiệm kỳ, điều chuyển công tác khác hoặc nghỉ hưu là không thể chấp nhận được, cần sớm xử lý nghiêm minh, triệt để. Điều này hạn chế tình trạng người dân, tổ chức gây bức xúc, khiếu kiện kéo dài như thời gian vừa qua./.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.