Xu hướng phát triển phiên bản điện tử các tạp chí khoa học

Xu hướng phát triển phiên bản điện tử các tạp chí khoa học

Hôm nay (11/7) tại ĐH Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng các tạp chí khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. 

Các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm cũng như đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng, uy tín quốc tế… của các tạp chí khoa học để gia nhập hệ thống trích dẫn Châu Á - ACI.

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Bộ GD&ĐT gồm: GS.TS. Tạ Ngọc Đôn - Vụ trưởng Vụ KHCN&MT; TS. Vũ Thanh Bình - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN&MT; GS. TSKH. Bùi Văn Ga - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Tổng biên tập Tạp chí KHCN-ĐH Đà Nẵng; đại diện lãnh đạo các ĐH, trường, viện, các tạp chí khoa học trong nước.

Xu hướng phát triển phiên bản điện tử các tạp chí khoa học ảnh 1
GS.TSKH Bùi Văn Ga - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Tổng biên tập Tạp chí KHCN-ĐH Đà Nẵng đề xuất cần phát triển phiên bản điện tử để nâng cao chỉ số trích dẫn.

PGS.TS Lê Quốc Hội - Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã chia sẻ về các Tiêu chí, cách thức xét duyệt tạp chí của hệ thống trích dẫn ASEAN và các giải pháp cho tạp chí khoa học Việt Nam; 

GS.TS Nguyễn Hữu Đức – ĐH Quốc gia Hà Nội đề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống tạp chí Việt Nam;

PGS.TS Đinh Văn Thuật - Trưởng Văn phòng Tạp chí KHCN Xây dựng, Trường ĐH Xây dựng đưa ra một số khuyến nghị khi gia nhập ACI từ tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng.

Kinh nghiệm của ĐH Quốc gia cho thấy, vì là một ĐH đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực nên theo mô hình tạp chí hiện đại, sẽ có nhiều chuyên san. 

"ĐH Quốc gia không có tạp chí nào vào hệ thống trích dẫn ASEAN nên phải tách chuyên san. Mỗi chuyên san cũng phải có một hội đồng biên tập để phù hợp với chuyên môn" – GS.TS Nguyễn Hữu Đức chia sẻ.

Một kinh nghiệm của Trường ĐH Xây dựng là tạp chí khoa học tiếng Việt rất khó vào hệ thống trích dẫn ASEAN. Chính vì vậy, các cơ sở giáo dục đại học muốn gia nhập ACI cần đầu tư bản xuất bản bằng tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế, đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng bài báo.

Xu hướng phát triển phiên bản điện tử của các tạp chí khoa học thuộc cơ sở giáo dục đại học cũng được các đại biểu đề cập đến. 

Trong chiến lược nâng tầm uy tín và chất lượng quốc tế của Tạp chí KHCN của ĐH Đà Nẵng, ĐH Đà Nẵng đang đầu tư phát triển mở rộng Phiên bản điện tử và đã được các Bộ, Ngành ủng hộ, cho tiến hành các thủ tục cấp phép. 

Tạp chí KHCN - ĐH Đà Nẵng cũng đang xúc tiến hội nhập, tham gia vào hệ thống trích dẫn Châu Á (ACI) cũng như theo lộ trình tiến đến tham gia các hệ thống trích dẫn thế giới. 

Theo GS.TSKH Bùi Văn Ga, "nếu không xuất bản bản điện tử, kết quả công trình nghiên cứu không được đưa vào cơ sở dữ liệu quốc tế. Như vậy làm sao mà có người tham khảo, trích dẫn được".

GS.TSKH Bùi Văn Ga cho rằng, để đa dạng hóa tác giả - điều kiện cần thiết để gia nhập ACI, các cơ sở giáo dục đại học cần có sự chia sẻ nguồn lực với nhau. 

"Nếu chỉ co cụm từng tạp chí của từng cơ sở giáo dục đại học, rất khó để gia nhập ACI" – GS.TSKH Bùi Văn Ga nhận định.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề xuất Bộ GD&ĐT cần làm việc với Bộ Thông tin – truyền thông để có những cơ chế đặc thù cho các tạp chí khoa học, bởi nó không như một cơ quan báo chí, trong đó có hướng phát triển phiên bản điện tử để tháo gỡ một số vướng mắc, khó khăn về giấy phép.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.